Vốn vay trong hạn

Một phần của tài liệu Ôn thi CPA 2010 môn Tài chính doanh nghiệp.pdf (Trang 38 - 40)

1. Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311, chi tiết “Vay ngắn hạn”) 2. Vay và nợ dài hạn (Mã số 334, chi tiết “Vay dài hạn”)

I. Tài sản ngắn hạn

1. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110) 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120) 3. Hàng tồn kho (Mã số 140)

4. Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151) 5. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158)

II. Tài sản dài hạn

1. Tài sản cố định (Mã số 220) 2. Bất động sản đầu tư (Mã số 240)

3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250) 4. Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)

5. Tài sản dài hạn khác (Mã số 268)

Cân đối (2) hầu như không xẩy ra mà trên thực tế, thường xẩy ra một trong hai trường hợp:

+ Vế trái > Vế phải:

Trường hợp này đồng nghĩa với số vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp hiện có của doanh nghiệp lớn hơn số tài sản ban đầu, tức là không sử dụng hết số vốn hiện có. Do vậy, số vốn dư thừa của doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng.

+ Vế trái < Vế phải:

Ngược với trường hợp trên, trong trường hợp này, lượng tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lớn hơn số vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp. Do vậy, để có đủ tài sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải đi chiếm dụng vốn trong thanh toán (chiếm dụng hợp pháp và bất hợp pháp).

Mặt khác, do tính chất cân bằng của Bảng cân đối kế toán, tổng số tài sản luôn luôn bằng tổng số nguồn vốn nên từ cân đối (2) chúng ta có cân đối (3) sau đây:

Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp + Nguồn vốn thanh toán = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn + Tài sản thanh toán (3)

Nguồn vốn thanh toán là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng của các đối tác trong thanh toán (kể cả chiếm dụng bất hợp pháp). Nguồn vốn thanh toán bao gồm nguồn vốn thanh toán ngắn hạn và nguồn vốn thanh toán dài hạn; trong đó, nguồn vốn thanh toán ngắn hạn là số vốn chiếm dụng trong thanh toán mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các đối tác trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Nguồn vốn thanh toán ngắn hạn trong doanh nghiệp bao gồm:

- Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311, chi tiết “Nợ dài hạn đến hạn trả”3); - Phải trả người bán (Mã số 312);

3

- Người mua trả tiền trước (Mã số 313);

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314); - Phải trả người lao động (Mã số 315);

- Chi phí phải trả (Mã số 316); - Phải trả nội bộ (Mã số 317);

- Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng (Mã số 318); - Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319); - Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320).

Nguồn vốn thanh toán dài hạn trong doanh nghiệp gồm các khoản chiếm dụng trong thanh toán có thời hạn trên một năm hay ngoài một chu kỳ kinh doanh. Thuộc nguồn vốn thanh toán dài hạn trong doanh nghiệp gồm:

- Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331); - Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332); - Phải trả dài hạn khác (Mã số 333);

- Vay và nợ dài hạn (Mã số 334, chi tiết “Nợ dài hạn”4); - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 335);

- Dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 336); - Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337).

Tài sản thanh toán về thực chất là số tài sản của doanh nghiệp nhưng bị các đối tác chiếm dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi. Thuộc tài sản thanh toán gồm tài sản thanh toán ngắn hạn (là số tài sản mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi trong thời hạn một năm hay một chu kỳ kinh doanh) và tài sản thanh toán dài hạn (là số tài sản mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi ngoài một năm hay một chu kỳ kinh doanh). Tài sản thanh toán phản ánh trên Bảng cân đối kế toán cụ thể như sau:

- Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130); - Thuế GTGT được khấu trừ (Mã số 152);

- Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước (Mã số 154); - Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210);

- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262). Từ đó, cân đối (3) được viết lại như sau:

4

40

Bảng 6.9: Cân đối giữa tài sản và nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ

VỐN VAY HỢP PHÁP I. Vốn chủ sở hữu (Loại I. Vốn chủ sở hữu (Loại B, Nguồn vốn, Mã số 400)

II. Vốn vay trong hạn

1. Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311, chi tiết “Vay ngắn hạn”)

2. Vay và nợ dài hạn (Mã số 334, chi tiết “Vay dài hạn”)

- -

TÀI SẢN NGẮN HẠN VÀ TÀI SẢN DÀI HẠN I. Tài sản ngắn hạn I. Tài sản ngắn hạn

1. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110) 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120) 3. Hàng tồn kho (Mã số 140)

4. Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151) 5. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158)

II. Tài sản dài hạn

1. Tài sản cố định (Mã số 220) 2. Bất động sản đầu tư (Mã số 240)

3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250) 4. Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)

5. Tài sản dài hạn khác (Mã số 268) =

=

TÀI SẢN THANH TOÁN I. Nợ phải thu ngắn hạn I. Nợ phải thu ngắn hạn

1. Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130)

2. Thuế GTGT được khấu trừ (Mã số 152)

3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước (Mã số 154)

Một phần của tài liệu Ôn thi CPA 2010 môn Tài chính doanh nghiệp.pdf (Trang 38 - 40)