Do đặc điểm chung của loại hình công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán là kế toán các phần hành khá đơn giản , chỉ tấp trung và một số nghiệp vụ về lương về tạm ứng , ghi nhận doanh thu hợp đồng , chi phí công tác , phương pháp quản lí hơn nữa CPA Việt Nam lại có quy mô chưa lớn , số loại hình dịch vụ cung cấp trê thực tế chưa nhiều nên khối lượng công việc kế toán còn ít và không phức tạp . Đặc biệt công ty còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ kế toán nên nhân viên trong công ty có thể tự thực hiện được công việc kế toán . Vì vậy công ty hiện nay chỉ có hai nhân viên làm công tác kế toán và cả hai đều thuộc phòng hành chính tổng hợp .Hai nhân viên kế toán được phân công công việc ,một người thực hiện hoạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế còn một người làm thủ quỹ . Tuy nhiên do khối lượng công việc ít và đơn giản nên hai nhân viên kế toán còn hỗ trợ cho công ty trong các lĩnh vực khác như văn thư, lưu trữ …Theo quy chế của công ty :
Kế toán viên có nhiệm vụ :
• Tiếp nhận , xử lí chứng từ gốc , lập phiếu thu , chi và trình duyệt • Phát hành hoá đơn GTGT theo yêu cầu của phòng nghiệp vụ • Giao dịch ngân hàng ,kê khai nộp thuế
• Tính và trích nộp BHXH ,BHYT,kinh doanh và đoàn phí công đoàn • Lập và quản lý sổ tài sản , sổ công cụ lao động của công ty
• Theo dõi và thanh toán các khoản công nợ , điện nước điện thoại cá nhân , tiền thuê nhà …
• Lập bảng thanh toán lương ,thu nhập và thuế thu nhập cá nhân • Thực hiện kế toán chi tiết , kế toán tổng hợp
• Kê khai lập báo cáo tài chính , cung cấp các thông tin kinh tế hàng tháng và định kì theo quy định của nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý của ban giám đốc và các cơ quan hữu quan
• Lập báo cáo kê khai thuế
• Kiểm tra , thanh lý kịp thời những tài sản hư hỏng không còn sử dụng được và những tài sản không cần dung
• Công việc hành chính khác Thủ quỹ có nhiệm vụ:
• Chịu trách nhiệm trước giám đốc và công ty và trước pháp luật Việt Nam về quản lý an toàn tiền và các trái phiếu có giá trị như tiền cùng vàng bạc , kim khí quý , đá quý (nếu có) của công ty để tại két
• Thực hiện các nhiệm vụ thu tiền vào quỹ và chi tiền theo chứng từ được duyệt
• Nộp tiền ,séc vào ngân hàng hoặc rút tiền từ ngân hang về quỹ • Lập và ghi sổ quỹ và tiền mặt
• Rút số dư tiền mặt theo tuần và lập báo cáo chi tiêu tiền mặt theo tháng gửi cho kế toán trưởng và giám đốc .Luôn luôn đảm bảo đủ số lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong tuần
• Không để tồn quỹ tiền mặt quá 30 triệu đồng
• Nghiêm cấm thủ quỹ tự ý cho vay tiền đòi tiền hoặc nhận gửi tiền vào két mà không có chứng từ theo quy định
• Thủ quỹ hoàn toàn chịu trách nhiệm vật chất về tiền • Tham gia các công việc khác khi được huy động
B, Tổ chức hạch toán kế toán :
CPA VIETNAM là một công ty cung cấp các dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ tài chính kế toán khác vì vậy việc cập nhật các chế độ kế toán , tài chính là một yêu cầu tất yếu . Công ty luôn nhanh chóng áp dụng các chế độ kế toán mới nhất của bộ tài chính .Hiện nay công ty đang áp dụng Quyết định số 15 của Bộ Tài chính về việc hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp
Với đặc điểm của loại hình công ty cung cấp các dịch vụ kiểm toán , tư vấn và do quy mô công ty còn nhỏ nên công ty sử dụng hình thức sổ kế toán nhật kí chung .Hình thức này đặc biệt có nhiều thuận lợi do công ty sử dụng hệ thống máy tính để xử lý kế toán .Theo hình thức này tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật kí , mà trọng tâm là sổ nhật kí chung , theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó , sau đó lấy số liệu trên sổ nhật kí để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh . Ứng với hình thức này, bộ sổ kế toán của công ty gồm có : Sổ nhật kí chung, sổ cái, và một số sổ, thẻ chi tiết
• Sổ nhật kí chung:là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian .Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi sổ cái.
• Sổ cái : Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép nghiệp vụ kinh tế , tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở một số trang liên tiếp trên sổ cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán .
• Một số sổ ,thẻ chi tiết dung để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu,tổng hợp,phân tích và kiểm tra của đơn vị mà các sổ kế toán không thể đáp ứng được như Sổ tài sản cố định, sổ chi tiết các văn phòng phẩm,…
Ở công ty, các phần hành kế toán chủ yếu tập trung vào phần hành về thanh toán với công nhân viên, ghi nhận doanh thu,ngoài ra còn hạch toán một số nghiệp vụ về tài sản cố định, chi phí văn phòng phẩm,…Vì vậy các loại chứng từ, các tài khoản mà công ty sử dụng không nhiều, không phức tạp
và đều theo quy định của Bộ Tài chính.Cụ thể một số chứng từ mà công ty sử dụng là:
• Chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương.
• Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng.
• Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ ….
Một số tài khoản mà công ty thường sử dụng: 111, 112, 131, 141, 153, 211, 331, 334, 338, 411, 421, 431, 511, 642, 911,…
Cuối các tháng, các quý, năm, kế toán sau khi hạch toán sẽ lên các báo cáo tài chính trình Ban giám đốc.Do công ty là loại hình cung cấp dịch vụ nên các báo cáo khá đơn giản, số lượng không nhiều.
2.1.3. Đặc điểm quy trình kiểm toán BCTC tại CPA VIETNAM.
Việc kiểm toán của Công ty đòi hỏi sự hiểu biết đầy đủ về kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ và các rủi ro của khách hàng. Trước khi ra quyết định về kế hoạch kiểm toán và giúp đơn vị khách hàng đánh giá rủi ro,công ty sẽ tiến hành phân tích Báo cáo tài chính. Việc phân tích Báo cáo tài chính giúp cho công ty đánh giá một cách toàn diện và triệt để hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Công ty sẽ hợp tác chặt chẽ, thảo luận thường xuyên và kịp thời với khách hàng về các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình kiểm toán. Nhờ đó, công ty có thể:
- Tư vấn kinh doanh cho khách hàng trong cả năm; - Sớm tìm ra các sai sót trước khi kiểm toán cuối năm;
Việc kiểm toán của công ty tập trung vào đáp ứng các nhu cầu của khách hàng cũng như các quy định về tài chính và kiểm tra độc lập các hoạt động kinh doanh của khách hàng. Điều này được thực hiện trên cở sở kiểm tra các nghiệp vụ, giao dịch và các số dư tài khoản để có sự hiểu biết về các rủi ro, về quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Dựa trên những hiểu biết này, công ty sẽ xây dựng một chương trình kiểm toán và tiến hành kiểm toán phù hợp với các hoạt động đặc thù của khách hàng. Các nghiệp vụ này bao gồm:
-Xây dựng chương trình kiểm toán, trong đó đưa ra tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết, phù hợp của tất cả các phần hành kế toán, gồm: tiền. các khoản đầu tư ngắn hạn, công nợ phải thu, hàn tồn kho, tài sản lưu động khác, tài sản cố định và đầu tư dài hạn, nợ phả trả ngắn hạn, dài hạn, nợ khác,nguồn vốn doanh thu, giá vốn , chi phí hoạt động, thu nhập khác và chi phí khác.
-Tiến hành kiểm toán tại khách hàng theo tất cả các thủ tục kiểm toán đã lập kế hoạch. Công ty cũng sẽ thực hiện việc kiểm soát xét, phân tích và tiến hành các thủ tục kiểm toán khác khi cần thiết trong từng trường hợp cụ thể.
-Bàn bạc với khách hàng về các khuyến nghị được nêu ra trong Thư quản lý. Một nguyên tắc làm việc của công ty là tất cả các thông tin phải được thảo luận và thống nhất với khách hàng trước khi Thư quản lý được phát hành chính thức.
Tính độc lập và tính bảo mật: Trong quá trình kiểm toán, công ty cam kết đảm bảo tính độc lập và tính bảo mật các thông tin công ty được biết.
Công việc kiểm toán bao gồm:
CCông tác chuẩn bị;
CThu thập và tổng hợp thông tin, soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ;
Kiểm toán tại Công ty;
KChuẩn bị và hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý;
qCác vấn đề khác;
công ty sẽ tiến hành công việc kiểm toán nói trên ngay sau khi công ty được khách hang chỉ định là Kiểm toán viên cho họ. Các công việc cụ thể của các phần việc đó thường bao gồm:
pCông tác chuẩn bị
- Tổ chức buổi họp đầu tiên với khách hàng;
- Xác định phạm vi công việc và kế hoạch của khách hàng; - Tập hợp các thông tin chung của khách hàng;
- Tổ chức thảo luận sơ bộ với đơn vị;
- Tiến hành soát xét sơ bộ các báo cáo tài chính, ghi chép kế toán và tài liệu của khách hàng;
- Lên kế hoạch kiểm toán tổng thể;
- Thành lập nhóm kiểm toán và phân công công việc cho từng thành viên;
- Phác thảo kế hoạch kiểm toán chi tiết;
- Thảo luận kế hoạch kiểm toán với khách hang và giới thiệu nhóm kiểm toán;
Thu thập và tổng hợp thông tin, soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ
- Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết của đơn vị cho việc kiểm toán;
- Thu thập các số liệu thực tế từ văn phòng trụ sở và các địa điểm khác của khách hàng (nếu có);
- Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của đơn vị, bao gồm: các mục tiêu chiến lược, rủi ro, cơ cấu
hoạt động, cơ cấu tổ chức, các chủ trương và thủ tục hoạt động, môi trường kiểm soát nội bộ.
Kiểm toán tại khách hàng
- Soát xét việc quản lý thủ tục đấu thầu, mua mới tài sản và thanh toán các công trinh xây dựng dở dang;
- Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị với các quy định hiện hành của pháp luật;
- Soát xét việc ghi chép các sổ kế toán và chứng từ của khách hàng;
- Soát xét các Báo cáo tài chính của khách hàng;
- Phân loại chi tiết về vốn và nợ dài hạn của khách hàng; - Gửi thư xác nhận đối với các tài khoản ngân hàng, đầu tư,
phải thu và phải trả;
- đối chiếu các khoản thu- phải trả với các công ty liên kết hoặc khách hàng;
- Quan sát thực tế đối với các tài sản cố định chủ yếu của Công ty khách hàng và kiểm tra việc phản ánh các tài sản cố định chủ yếu tại ngày kết thúc năm tài chính;
- Công ty cũng sẽ tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty khách hàng về tiền mặt, tài sản cố định có đầy đủ không để khẳng dịnh về tính hiện hữu, tính ở hữu và việc đánh giá đối với tiền, các tài sản cố định chủ yếu; - Phân tích một số tỷ tài chính chủ yếu, khả năng thanh
toán, hiệu quả và năng tài chính của Công ty khách hàng; - Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc các thủ tục
thay thế cần thiết trong các trường hợp cần thiết; tChuẩn bị và phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý
- Tổng hợp kết quả kiêm toán tại công ty khách hàng; - Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán; - Thảo luận với Công ty khách hàng về kết quả kiểm toán; - Lập báo cáo kiểm toán và Thư quản lý dự thảo;
- Gửi báo cáo kiểm toán và Thư quản lý dự thảo cho Công ty khách hàng;
- Hoàn chỉnh Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý và phát hành bản chính thức Báo cáo tài đã được kiểm toán và Thư quản lý.
lCác vấn đề khác
Sau khi kiểm và phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ và việc ghi chép kế toán của Công ty khách hàng, công ty sẽ tiến hành các bước sau:
- Hướng dẫn các nhân viên kế toán và nhân viên có trách nhiệm liên quan hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo phù hợp với các quy định nội bộ, hệ thống kiểm toán Việt Nam, luật pháp Việt Nam và phù hợp với các hoạt động của Công ty khách hàng;
- Đưa ra các khuyến nghị về hệ thông kiểm soát nội bộ của Công ty khách hàng.
Chuẩn bị và phát hành báo cáo kiểm toán, có thể kèm thư quản lý. Trong báo cáo kiểm toán và thư quản lý, kiểm toán khoản phải thu sẽ giúp KTV đưa ra ý kiến về khoản mục này trên BCTC cũng như các khoản mục có liên quan. Đồng thời KTV có thể tư vấn cho khách hàng về các nội dung như quy chế tài chính trong đó cụ thể là chính sách tín dụng, tình hình các khoản phải thu, tình hình tuân thủ quy chế tài chính của nhân viên khách hàng…Ngoài ra sau khi kiểm tra và phân tích hệ thống KSNB cũng như việc ghi chép của kế toán,
KTV có thể đưa ra các khuyến nghị về hệ thống KSNB của khác hàng, hướng dẫn các nhân viên kế toán…hoàn thiện công việc của mình đảm bảo phù hợp các quy định, pháp luật.
2.2. Thực tế kiểm toán khoản mục phải thu tại CPA VIETNAM 2.2.1. Giới thiệu về công ty khách hàng.
Để minh hoạ cho chuyên đề thực tập, em xin lấy kết quả kiểm toán của 2 công ty X và Y làm minh hoạ.
X là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, có tiền thân là xí nghiệp cơ khí thuỷ của tỉnh A được thành lập từ năm 1992. X hoạt động trên lĩnh vực đóng mới, sữa chữa phương tiện giao thông vận tải thuỷ; vận tải hàng hoá, container đường thuỷ nội bộ trong nước và quốc tế; kinh doanh thiết bị, vật tư phục vụ ngành công nghiệp tàu thuỷ và dân dụng;…Các năm trước đây, công ty X được kiểm toán bởi kiểm toán Nhà nước. Năm 2006 là năm đầu tiên công ty X kiểm toán BCTC cuối năm do kiểm toán độc lập thực hiện. Được sự giới thiệu từ công ty chủ quản cấp trên là Tập đoàn công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, đồng thời qua sự tìm hiểu về uy tín trên thị trường cũng như việc trực tiếp trao đổi với ban lãnh đạo của CPA VIETNAM, công ty X đã quyết định lựa chọn CPA VIETNAM kiểm toán BCTC cho kì kế toán 31/12/2006. Về phía CPA VIETNAM, công ty qua tìm hiểu đã nhận thấy X là một đơn vị có quy mô khá lớn, có triển vọng phát triển trong tương lai. Đồng thời qua đánh giá sơ bộ, ban giám đốc của CPA VIETNAM cũng khẳng định việc thực hiện kiểm toán cho công ty X sẽ không găp nhiều rủi ro làm ảnh