Hiện nay, CPA VIETNAM đã tiến hành công tác đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng nhưng chỉ thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế chung cho mọi khách hàng . Việc sử dụng bảng câu hỏi nhiều khi không phù hợp với loại hình khách hàng, đặc biệt trong thời gian gần đây và sau này các loại hình doanh nghiệp với nhiều lĩnh vực kinh doanh rất mới lạ đang xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam, nên có thể đưa ra nhận xét không xác thực về hệ thống KSNB của khách hàng.
Vì vậy,Công ty nên sử dụng kết hợp bảng câu hỏi với lưu đồ hoặc với bảng tường thuật trong việc mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Bảng tường thuật về KSNB tức là KTV mô tả cơ cấu KSNB của khách hàng thông qua văn bản. Bảng tường thuật sẽ cung cấp thêm sự phân tích về cơ cấu kiểm soát giúp KTV hiểu biết đầy đủ hơn về hệ thống KSNB.
Lưu đồ tức là KTV trình bày toàn bộ các quá trình kiểm soát áp dụng cũng nbư mô tả các chứng từ, tài liệu kế toán cùng quá trình vận động và luân chuyển chúng bằng các kí hiệu và bản đồ. Lưu đồ về KSNB giúp KTV nhận xét dễ dàng chỉ rag các thủ tục kiểm soát áp dụng đối với các hoạt động và dễ dàng chỉ rag các thủ tục kiểm soát cần bổ sung. Tuy phương pháp lưu đồ có hạn chế là phức tạp và tốn nhiều thời gian khi áp dụng vói các khách hàng có quy mô lớn, có hệ thống KSNB phức tạp nhưng trong nền kinh tế Việt Nam
hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên việc áp dụng phương pháp này thực tế rất phù hợp, hiệu quả. Kết hợp các phương pháp này linh hoạt sẽ cung cấp cho kiểm toán viên hình ảnh rõ nét nhất và có được hiểu biết tốt hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Đi đôi với việc xác định sự tồn tại của hệ thống KSNB của khách hàng nói chung và hệ thống KSNB cho khoản mục phải thu nói riêng, kiểm toán viên phải thực hiện các trắc nghiệm độ vững chãi theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 để chứng minh sự tồn tại và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát được thiết kế trong hệ thống KSNB của khách hàng.
Các trắc nghiệm độ vững chãi có thể được thực hiện bằng một số phương pháp sau:
Phương pháp kiểm tra tài liệu: được áp dụng nếu các thủ tục kiểm soát để lại các “dấu vết” trực tiếp trên tài liệu như các chữ ký phê duyệt, hoá đơn lưu…Ví dụ kiểm tra các chứng từ liên quan đến khoản mục phải thu như hoá đơn bán hàng có chữ kí của nhân viên bán hàng, của kế toán phải thu, của khách mua hàng… không. Trong trường hợp các “dấu vết” để lại là gián tiếp, KTV thực hiện lại các thủ tục kiểm soát. Ví dụ thực hiện đối chiếu công nợ các khoản phải thu.
Phương pháp quan sát hoặc phỏng vấn: được áp dụng nếu các thủ tục kiểm soát không để lại dấu vết trong tài liệu. KTV tiến hành quan sát các hoạt động liên quan đến KSNB hoặc phỏng vấn nhân viên đơn vị về các thủ tục kiểm soát của những người thực thi công việc KSNB.
Ngoài ra KTV có thể dùng phép thử “walk- though” theo thủ tục và theo chứng từ để theo dõi từng bước thực hiện nghiệp vụ trên sổ sách hoặc trong thực tế để đánh giá về kiểm soát đối với nghiệp vụ đó.
Để giảm thời gian cho các cuộc kiểm toán trong mùa kiểm toán, giảm thiểu tối đa rủi ro kiểm toán, từ đó tăng chất lượng hoạt động, trong khoảng thời gian đào tạo (không phải mùa kiểm toán), công ty nên nghiên cứu các tài liệu, đúc rút từ kinh nghiệm kiểm toán thực tế để thiết kế chương trình kiểm toán riêng cho các thể loại khách hàng điển hình.Bởi vì mỗi loại hình doanh nghiệp, mỗi ngành nghề kinh doanh thường có các đặc điểm riêng điển hình vì vậy công ty nên thiết kế chương trình kiểm toán cho mỗi loại ấy. Tất nhiên không thể đòi hỏi công ty thiết kế cho tất cả các loại hình khách hàng mà công ty có thể thiết kế chỉ cho các loại hình khách hàng mà công ty thường kiểm toán. Ví dụ CPA VIETNAM thường kiểm toán cho các doanh nghiệp thuộc về giao thông vận tải thuỷ, các công ty xây dựng, xây lắp…thì có thể thiết kế chương trình kiểm toán riêng cho những ngành này. Từ đó công ty có thể xác định đối với những doanh nghiệp nào thì có những sai sót, gian lận nào là điển hình, khoản mục nào cần được tập trung kiểm toán. Chẳng hạn các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thì khoản nợ phải thu đóng vai trò rất quan trọng về có thể dẫn đến nhiều rủi ro.
3.2.2.3. Về thủ tục kiểm tra chi tiết.
Nếu các kiến nghị trên có kết quả thì hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ được đánh giá chính xác hơn. Khi hệ thống KSNB được đánh giá chính xác, KTV có thể dựa vào kết quả đó để thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết phù hợp, tránh tình trạng thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết với giả sử rủi ro kiểm soát ở mức độ cao.
Công ty cũng nên áp dụng các phương pháp chọn mẫu phù hợp với từng loại hình khách hàng để giảm rủi ro chọn mẫu. Công ty nên áp dụng thêm một số phương pháp chọn mẫu như chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ dựa trên bảng số ngẫu nhiên…đối với khoản phải thu ở những khách hàng mà có đối tượng phải thu lớn…Bởi hiện nay công ty chủ yếu là chọn theo phương pháp chọn
mẫu hệ thống và dựa trên xét đoán nghề nghiệp, là những phương pháp mang tính chủ quan cao. Các phương pháp này sẽ chỉ có tác dụng nếu KTV thực hiện chọn mẫu có trình độ và kinh nghiệm làm việc rất cao.
Kĩ thuật chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ dựa theo Bảng số ngẫu nhiên đựơc thực hiện như sau:
Giả sử cần chọn 5 khoản mục để kiểm toán số dư các khoản phải thu của một đơn vị 20 khoản mục có số dư cụ thể và được cộng dồn trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Số dư các tài khoản phải thu của đơn vị được cộng dồn (đơn vị tính: Triệu đồng). Số TT tài khoản Số dư trên sổ Số tiền cộng dồn Số TT tài khoản Số dư trên sổ Số tiền cộng dồn 1 654 654 11 304 6.580 2 1.854 2.508 12 190 6.770 3 190 2.698 13 106 6.876 4 373 3.071 14 64 6.940 5 501 3.572 15 120 7.060 6 333 3.905 16 100 7.160 7 1.115 5.020 17 18 7.178 8 378 5.398 18 102 7.280 9 152 5.550 19 120 7.400 10 726 6.276 20 160 7.560
Các phần tử nằm trong tổng thể được chọn là số tiền từ 654 đến 7.560. Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất. Việc định lượng cho các tài khoản phải thu đã được thực hiện vì mỗi khoản mục đều được gắn với một con số duy nhất đó chính là các số tiền cộng dồn tương ứng.
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa Bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã định lượng. Số chữ số trong Bảng số ngẫu nhiên là 5 chữ số nên có thể xảy ra 3 trường hợp:
Thứ nhất: các con số định lượng của các tài khoản phải thu cũng gồm 5 chữ số. Khi đó có quan hệ tương quan 1-1 giữa định lượng tài khoản phải thu với các số ngẫu nhiên trong Bảng tự nó đã được xác lập.
Thứ hai: các con số định lượng của tài khoản phải thu gồm số lượng chữ số ít hơn 5 chữ số. Trong ví dụ trên con số định lượng các tài khoản phải thu là số có 4 chữ số. Do vậy KTV có thể xây dựng mối quan hệ với Bảng số ngẫu nhiên bằng cách lấy 4 chữ số đầu hoặc cuối của số ngẫu nhiên trong Bảng. Nếu trường hợp số định lượng còn có ít chữ số hơn nữa có thể lấy chữ số ở giữa trong số ngẫu nhiên. Ở đây giả sử KTV lấy 4 chữ số cuối của số ngẫu nhiên.
Thứ ba: các số định lượng của tài khoản phải thu có số chữ số lớn hơn 5. Khi đó đòi hỏi KTV phải xác định lấy cột nào trong Bảng làm cột chủ và chọn thêm những hàng số ở cột phụ của Bảng.
Bước 3: Lập hành trình sử dụng Bảng.
Đây là việc xác định hướng đi của việc chọn các số ngẫu nhiên. Hướng đó có thể dọc (theo cột) hoặc ngang (theo dòng), có thể xuôi (từ trên xuống) hoặc ngược (từ dưới lên). Trong ví dụ giả sử KTV quyết định từ trên xuống xuôi theo cột và từ trái qua phải.
Bước 4: Chọn điểm xuất phát.
Bảng số ngẫu nhiên bao gồm rất nhiều trang. Để chọn điểm xuất phát, Bảng số ngẫu nhiên nên được mở rag một cách ngẫu nhiên và ngẫu nhiên chọn rag một số trong Bảng để làm điểm xuất phát. Trong ví dụ giả sử KTV chọn điểm xuất phát ngẫu nhiên là dòng 11 cột 2 (số giao nhau giữa dòng 11 và cột 2 là 9.578). Theo đó số 9.578 này vượt quá phạm vi số cộng dồn của các tài khoản phải thu (654, 7560) do vậy loại bỏ số này và bắt đầu chọn theo lộ trình đã xây dựng ta được các số ngẫu nhiên 0961; 3.969; 1.129; 7.336; và
2.765. Các số dư cần kiểm toán ( suy ra từ số ngẫu nhiên chọn được theo cách lấy số cận kề trên số ngẫu nhiên ) sẽ bao gồm:
Bảng 3.2: Bảng kết quả mẫu tài khoản phải thu được chọn Số ngẫu nhiên
được chọn
Số cộng dồn suy ra
Số dư tài khoản Số thứ tự khoản mục 0961 2.508 1.854 2 3.969 5.020 1.115 7 1.129 2.508 1.854 2 7.336 7.400 120 19 2.765 3.071 373 4
Trong cách chọn trên, khoản mục 2 được chọn vào mẫu 2 lần. Nếu KTV không chấp nhận mẫu lặp thì có thể loại bỏ và tiếp tục hành trình đã xây dựng cho đến khi chọn đủ 5 khoản mục.
Kết luận
Qua thời gian thực tập tại CPA VIENAM, em đã có thời gian tìm hiểu thực tế môi trường, cách thức làm việc thực tế mà KTV công ty đã thực hiện. Em cũng thấy được phương pháp vận dụng lý luận vào thực tế công việc kiểm
toán ở CPA VIETNAM nói chung và các công ty kiểm toán nói riêng. Vì vậy đây thực sự là một thời gian có ích, giúp em có được những kiến thức và kinh nghiệm thực tế phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình.
Đề tài kiểm toán khoản mục phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính đã nêu lên những hiểu biết khái quát về công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam, những công việc thực tế mà KTV thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu ở hai công ty X,Y và một số nhận xét, kiến nghị của bản thân em nhằm làm tăng chất lượng hoạt động kiểm toán.
Tuy đã rất cố gắng nhưng bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô để em có thể
Một lần nữa em xin chân thành các ơn thầy giáo Th.s Đinh Thế Hùng và ban giám đốc cùng các anh chị trong công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam đã giúp đỡ, hướng dẫn em tận tình trong thời gian thực tập vừa qua.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2007 Sinh viên
Hoàng Thị Nga
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1 Nội dung...3 Chương 1: Lý luận chung về khoản mục phải thu và kiểm toán khoản mục phải thu trong kiểm toán BCTC...3
1.1. Khái quát về các khoản phải thu với vấn đè kiểm toán...3
1.1.1Khái niệm về khoản phải thu...3
1.1.2.Phân loại khoản phải thu...4
1.1.3.Mối quan hệ giữa khoản phải thu với các khoản mục khác trên bảng CĐKT...4
1.1.4.1.Hạch toán khoản phải thu khác hang...5
1.1.4.2. Hạch toán khoản phải thu nội bộ...6
1.2. Kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán BCTC...10
1.2.1.Khái quát về kiểm toán BCTC...10
1.2.1.1.Khái niệm về kiểm toán BCTC...10
1.2.1.2.Mục tiêu của kiểm toán BCTC...10
1.2.1.3.Quy trình kiểm toán BCTC...11
1.2.2. Kiểm toán khoản phải thu ...13
1.2.2.1. Vai trò của phần hành kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán BCTC.13 1.2.2.2. Các rủi ro thường gặp khi kiểm toán BCTC...14
1.2.2.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động ghi nhận khoản phải thu....16
1.2.2.4. Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu...17
1.2.2.5. Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu...20
Chương 2: Khái quát về công ty CPA VIETNAM...42
2.1. Khái quát về CPA VIETNAM...42
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển công ty CPA VIETNAM...42
2.1.1.1. Quá trình thành lập...42
2.1.1. 3. Một số kết quả đạt được trong những năm gần đây...46
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty...51
2.1.2.1. Nhân sự. ...51
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý. ...52
2.1.2.3. Tổ chức công tác kế toán :...56
2.1.3. Đặc điểm quy trình kiểm toán BCTC tại CPA VIETNAM...60
2.2. Thực tế kiểm toán khoản mục phải thu tại CPA VIETNAM...65
2.2.1. Giới thiệu về công ty khách hàng...65
2.2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu...66
2.2.3. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (công tác chuẩn bị )...70
2.2.3.1. Giao dịch và lên kế hoạch phục vụ khách hàng...70
2.2.3.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát mồi trường kiểm soát...76
2.2.3.4. Tìm hiểu về quy trình kế toán...79
2.2.3.5. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ...81
2.2.2.6. Xác lập mức trọng yếu tổng thể và phân bổ trọng yếu cho khoản mục phải thu...88
2.2.1.7. Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết...91
2.2.4. Giai đoạn thực hiện kiểm toán...96
2.2.4.1. Đối với khoản phải thu khách hàng...96
2.2.3.2. Đối với khoản phải thu nội bộ...104
2.2.4.3. Đối với các khoản phải thu khác...108
2.2.5. Kết thúc kiểm toán...117
2.2.5.1. Tổng hợp kết quả kiểm tra và thảo luận với khách hàng về kết quả kiểm tra...117
2.2.5.2. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý...118
2.2.6.1. Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán...120
2.2.6.2. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán . .121 2.3. Tổng kết quy trình kiểm toán khoản mục phải thu trong kiểm toán BCTC do CPA VIETNAM thực hiện...121
2.3.1. So sánh quy trình kiểm toán khoản mục phải thu ở hai công ty X và Y...121
2.3.1.1. Ở công việc chuẩn bị cho kiểm toán...122
2.3.1.3. Về đánh giá rủi ro kiểm soát...123
2.3.1.4. Về thực hiện thủ tục phân tích...123
2.3.1.5. Về thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết...123
2.3.2. Khái quát quy trình kiểm toán BCTC nói chung, khoản mục phải thu nói riêng tại CPA VIETNAM...123
Chương 3: Một số nhận xét, kiến nghị về công tác kiểm toán khoản mục phải thu do CPA VIETNAM thực hiện...124
3.1. Một số nhận xét, đánh giá...124
3.1.1. Những ưu điểm...124
3.1.1.1. Về tổ chức quản lý công việc...124
3.1.1.5. Về xác định và phân bổ mức trọng yếu tổng thể...126
3.1.1.6. Về thực hiện thủ tục phân tích...126
3.1.1.7. Về thiết kế hồ sơ kiểm toán...127
3.1.2.1. Về công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng...127
3.1.2.2. Về chương trình kiểm toán mẫu...128
3.1.2.3. Về thủ tục kiểm tra chi tiết...129
3.1.2.4. Về việc gửi thư xác nhận...130
3.2.Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu trong kiểm toán BCTC tại CPA VIETNAM...130
3.2.1. Cơ sở của kiến nghị...130
3.2.2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục phải thu nói riêng tại CPA VIETNAM...132
3.2.2.1. Về công tác đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng...132
3.2.2.2. Về chương trình kiểm toán mẫu...133
3.2.2.3. Về thủ tục kiểm tra chi tiết...134
Kết luận...137
Danh mục tài liệu tham khảo...142
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Kiểm toán tài chính. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh. Nhà xuất bản tài chính. Tháng 7/2001.
2. Hồ sơ kiểm toán công ty X và công ty Y tại CPA VIETNAM
3. Lý thuyết kiểm toán. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh. Nhà xuất bản tài chính. Tháng 1/2005.
4. Quy chế nhân viên công ty CPA VIETNAM 5. Trang web: cpavietnam. org.vn
Danh mục sơ đồ bảng, sơ đồ Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ hạch toán khoản phải thu khách hàng...6
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán khoản phải thu nội bộ...7
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán khoản phải thu khác...9