Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm toán quy trình cho vay trong các Ngân hàng Thương mại do Công ty TNHH KPMG quốc tế Việt Nam.DOC (Trang 84 - 87)

III -Kiểm toán quy trình cho vay trong kiểm toán tài chính của ngân

2. Thực hiện kiểm toán quy trình cho vay Ngân hàng AT

2.4- Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Đối với kiểm toán quy trình cho vay trong các ngân hàng thơng mại, do đặc thù của quy trình là các nghiệp vụ xẩy ra với khối lợng rất lớn cả về giá trị và số l- ợng, các thủ tục kiểm tra chi tiết thờng chiếm tỷ trọng ít hơn so với thử nghiệm kiểm soát nhng lại đóng vai trò quan trọng, góp phần cung cấp những bằng chứng đáng tin cậy để khẳng định kết luận kiểm toán. Qua kết quả của các thử nghiệm kiểm soát ngân hàng AT ở trên, Kiểm toán viên khẳng định hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng đối với quy trình cho vay là rất tốt. Vì vậy, khi tiến hành thử nghiệm cơ bản không đòi hỏi phải thực hiện với số lợng lớn và quá chi tiết. Các thử nghiệm cơ bản tiến hành sau đây đợc thực hiện:

Chọn mẫu và thực hiện rà soát chi tiết các hồ sơ tín dụng của một số khách hàng.

Khi lựa chọn các khoản mục riêng biệt để kiểm tra chi tiết về giao dịch và số d, kiểm toán viên có thể chọn tất cả các khoản mục từ một tổng thể, khoản mục cụ thể, hoặc lấy mẫu đại diện (khi áp dụng Kế hoạch Chọn mẫu KPMG).

Kiểm toán viên quyết định chọn mẫu khách hàng theo phơng pháp chọn các phần tử đặc biệt, dựa trên các nhân tố nh sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng, đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cũng nh các đặc điểm của tổng thể đợc thử nghiệm. Rủi ro của các sai phạm trọng yếu đợc xác định là Thấp. Tổng thể đợc xác định là tổng danh mục cho vay (trên bảng cân đối kế toán) vào ngày 30/06/2004 gồm 63 khách hàng.

Với các mẫu đợc chọn, kiểm toán viên tiến hành các thử nghiệm cơ bản để đạt đợc sự đảm bảo hợp lý rằng mục tiêu Tính giá của các khoản cho vay không có sai phạm trọng yếu. Kiểm toán viên sử dụng phần mềm của KPMG lập riêng cho việc rà soát tín dụng để chấm điểm tín dụng cho các phần tử đợc chọn này. Sau đó, so sánh với cách chấm điểm của Ngân hàng; thảo luận với Giám đốc Ngân hàng để xác định mức dự phòng cần phải lập và đánh giá tính đầy đủ của việc lập dự phòng.

Theo thảo luận với trởng phòng tín dụng và xem xét báo cáo kinh doanh ngày 30/06/2004, tất cả các khoản cho vay của Ngân hàng tại các chi nhánh ở Việt Nam đều đợc xếp hạng “Bình thờng”.

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 530 “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác” thì “Kiểm toán viên có thể quyết định lựa chọn các phần tử đặc biệt từ tổng thể dựa trên các nhân tố nh sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng, đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cũng nh các đặc điểm của tổng thể đợc thử nghiệm . ” Dựa theo sự hiểu biết của kiểm toán viên về ngân hàng AT cùng với kinh nghiệm của kiểm toán viên, mẫu chọn của kiểm toán viên phải thỏa mãn các điều kiện sau: có số d nợ lớn trên 1,2 triệu Đô la Mỹ, các khoản vay có vấn đề, các khoản vay mới, và bao gồm các khách hàng ở mọi ngành kinh tế.

Tên khách hàng Số d >1,2 tr

đôla Mỹ vấn đềCó Khoản cho vay mới Ngành sản xuất

Công ty K-Sugar   Đờng

Công ty Xây dựng ViCon  Xây dựng

Công ty Gadget Latex  Nhựa

Starry  Xe máy

VINESW  Thức ăn

Lala Spandex  Dệt may

Công ty Công nghiệp PC  Giấy và hoá chất

DNNN  Đờng

DEBUT  Thiết bị điện

FFAS  Dệt may

Trong việc xác định chất lợng của danh mục cho vay, kiểm toán viên xem xét các nhân tố:

1. Triển vọng kinh doanh, rủi ro kinh doanh của khách hàng vay. 2. Ban lãnh đạo và việc điều hành doanh nghiệp của khách hàng vay. 3. Phân tích khả năng tài chính của ngời vay.

4. Tình hình trả nợ của ngời vay. 5. Định giá tài sản đảm bảo.

Đối với mỗi nhân tố trên, kiểm toán viên đánh giá và xếp hạng theo 5 mức: (A) Tốt, (B) Khá, (C) Trung bình, (D) Dới chuẩn, (E) Kém. Khi mức đánh giá của kiểm toán viên về 5 yếu tố trên đợc xác định, ma trận đánh giá chất lợng tín dụng sẽ tự động đa ra kết quả kết luận về khoản cho vay đối với khách hàng này cũng theo 5 mức tơng ứng: (A) Đạt, (B) Lu ý đặc biệt, (C) Kém chất lợng, (D) Khó đòi, (E) Thua lỗ; và tỷ lệ dự phòng thích hợp đợc quy định tơng ứng cho từng mức. Theo quyết định 488/QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 của NHNN Việt Nam, các ngân hàng phải lập dự phòng cho các khoản cho vay quá hạn dựa trên số d ngày 30/11 và thời gian quá hạn (thời gian chờ xem xét là 10 ngày). Trong khi đó, thông lệ quốc tế yêu cầu dự phòng thua lỗ các khoản cho vay đợc lập dựa trên khả năng thu hồi thực tế của các khoản cho vay. Với các yêu cầu lập dự phòng rủi ro tín dụng, kiểm toán viên áp dụng phơng pháp lập dự phòng cho từng nhóm khoản cho vay theo hớng dẫn của Ngân hàng thế giới khi xác định yêu cầu về dự phòng mang tính chất tham khảo. Ngân hàng đã thiết lập mức dự phòng chung thích hợp và không có dự phòng cá biệt nào phải đa ra.

Kết quả đánh giá đối với các mẫu đợc chọn sẽ đợc ngoại suy cho danh mục cho vay còn lại để đa ra kết luận về chất lợng tài sản đối với toàn bộ danh mục cho vay.

Đối chiếu các khoản cho vay có vấn đề với các chứng từ liên quan.

Các khoản cho vay có vấn đề ví dụ nh quá hạn thanh toán lãi và gốc, khả năng tài chính của đơn vị vay không tốt... đợc tiến hành kiểm tra đến hợp đồng cho vay, đối chiếu với các chứng từ về thanh toán gốc và lãi, xem xét về tính tuân thủ về thời hạn thanh toán, kiểm tra giá trị của các tài sản đảm bảo về khả năng bù đắp nếu khách hàng không trả đợc nợ.

Ví dụ nh công ty K-Sugar có khoản vay 1.250.000 đôla Mỹ. Do không nắm bắt đúng nhu cầu thị trờng nên sản phẩm của công ty bị ứ đọng, sau đó phải bán hạ giá để thanh lý nhanh hàng tồn kho. Sự việc này gây ra một khoản lỗ cho công ty. Tuy nhiên, sau đó công ty đã sớm có các biện pháp chấn chỉnh hoạt động, tình hình tài chính tỏ ra có nhiều khả quan hơn. Ngoài ra, giá trị khoản đảm bảo đủ để bồi hoàn khoản vay, và thực tế tiến độ thanh toán các khoản gốc và lãi vay vẫn đầy đủ. Kiểm toán viên kết luận không có nhiều rủi ro đối với khoản cho vay này.

Gửi th xác nhận đối chiếu số d tới khách hàng.

Th xác nhận đợc kiểm toán viên lập, lấy dấu xác nhận của ngân hàng và đợc kiểm toán viên trực tiếp gửi đến khách hàng. Kiểm toán viên không thể gửi th cho toàn bộ khách hàng vay của ngân hàng, mà chỉ chọn một số khách hàng có số d lớn. Các th trả lời nhận đợc đều khẳng định số d khớp đúng với số d các khoản cho vay theo từng khách hàng của Ngân hàng AT.

Đối chiếu số d các khoản cho vay tại ngày 31/12/2004.

Kiểm tra kỹ sổ cái chi tiết cho tài khoản, và đối chiếu với số d trên Bảng cân đối phát sinh tại ngày 31/12/2004. Đối chiếu số d cho vay với Sổ cái tổng hợp và Bảng cân đối phát sinh để xác định tính chính xác giữa báo cáo do phòng tín dụng lập với báo cáo do phòng kế toán lập. Kết quả đối chiếu cho thấy không có sự chênh lệch giữa báo cáo của hai bộ phận.

3. Kết thúc kiểm toán

Trên cơ sở công việc đợc thực hiện, kiểm toán viên nhận thấy quy trình cho vay của Ngân hàng AT không có sai phạm nào có thể ảnh hởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Vì vậy, kiểm toán viên đa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với quy trình này. Tuy nhiên, với một số thiếu sót của Ngân hàng, kiểm toán viên vẫn kiến nghị bổ sung, ví dụ nh kiểm soát đối với hoạt động tính thu nhập từ lãi và phí cho vay. Báo cáo kiểm toán cho ngân hàng AT Việt Nam sau khi hoàn thành đợc gửi cho KPMG Singapore để hoàn tất cuộc kiểm toán chung của KPMG cho tập đoàn AT.

IV - Kiểm toán quy trình cho vay trong kiểm toán tài chính của ngân hàng GX do công ty KPMG thực hiện của ngân hàng GX do công ty KPMG thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm toán quy trình cho vay trong các Ngân hàng Thương mại do Công ty TNHH KPMG quốc tế Việt Nam.DOC (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w