So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 34 - 35)

Trước khi thực hiện công việc so sánh này, KTV của các công ty đều thực hiện xem xét lại mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu đã chính xác chưa, có cần phải điều chỉnh không. Sau đó mới thực hiện so sánh với sai số tổng hợp được ước tính cho toàn bộ BCTC .

Việc ước tính tổng sai phạm trên toàn bộ BCTC cũng như so sánh với ước lượng ban đầu (hoặc đã điều chỉnh ) về tính trọng yếu được các KTV của các công ty thực hiện theo đúng chuẩn mực.

Khi tiến hành công việc so sánh này sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Nếu sai số tổng hợp ước tính cho toàn bộ BCTC nhỏ hơn mức ước lượng ban đầu (hoặc đã được điều chỉnh) về tính trong yếu thì KTV sẽ không phải thực hiện thêm các thử nghiệm kiểm toán và có thể đưa ý kiến chấp nhận toàn phần về BCTC.

Trường hợp 2: Nếu sai số tổng hợp ước tính cho toàn bộ BCTC gần bằng ( đảm bảo nguyên tắc thận trọng, hạn chế rủi ro kiểm toán) hoặc lớn hơn mức ước lượng ban đầu (hoặc đã được điều chỉnh) về tính trọng yếu thì KTV sẽ xem xét xem có những khoản mục nào có tổng số sai sót ước tính cao. Đối với những khoản mục này, KTV sẽ tăng cường các thủ tục kiểm toán và mở rộng quy mô mẫu chọn để phát hiện thêm các sai sót có bằng chứng chắc chắn để yêu cầu khách hàng điều chỉnh và sau đó khẳng định lại ước tính về tổng số sai sót của khoản mục đó. Nếu khác hàng không chấp nhận điều chỉnh và các thủ tục kiểm toán bổ sung vẫn khẳng định có sai sót trọng yếu trong các khoản mục này thì KTV sẽ đưa ra kết luận kiểm toán thuộc loại “ ý kiến chấp nhận từng phần “ hoặc “ ý kiến bác bỏ”.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w