CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 65)

c. Xác định rủi ro phát hiện trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ

CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KIỂM TOÁN

Tên khách hàng

Niên độ kế toán: Tham chiếu: Khoản mục: Người thực hiện: Công việc Khoản mục Rủi ro kiểm toán mong muốn Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Rủi ro phát hiện Tiền mặt Các khoản phải thu ……….

Người kiểm tra: Ngày thực hiện:

Chương III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Đánh giá chung của quy trình quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong BCTC tại Việt Nam hiện nay.

Đánh giá trọng yếu và rủi ro là một vấn đề phức tạp nên chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam chỉ đưa ra những hướng dẫn chung về trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhưng một số công ty kiểm toán đã chú trọng và xây dựng được những hướng dẫn cụ thể cho các kiểm toán viên của mình áp dụng trong quá trình thực hành kiểm toán. Qua nghiên cứu cụ thể về quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính thấy rằng các công ty kiểm toán ở Việt Nam có thể chia các công ty thành nhóm BIG FOUR (đại diện là Deloitte Việt Nam) và nhóm công ty của Việt Nam (Đại diện là AASC)

Tuy vậy khái quát chung thì quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính gồm các thủ tục sau:

Thông thường việc đánh giá rủi ro kiểm toán thường được các công ty bắt đầu với việc xác định rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, công việc này khá phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, do đó hầu hết các công ty, người tiến hành là thành viên ban giám đốc hoặc KTV cấp cao.

Việc đánh giá mức trọng yếu trong xác định rủi ro kiểm toán là bước cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng, cũng như tiến độ và chi phí của cuộc kiểm toán. Sau khi tìm hiểu những nét chung về môi trường kinh doanh cũng như các chỉ tiêu trên BCTC, các công ty sẽ lựa chọn một chỉ tiêu làm gốc và đưa ra tỷ lệ xác định mức trọng yếu tương ứng.

Trên cơ sở mức trọng yếu được đánh giá, công ty kiểm toán sẽ tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán trên hai phương diện, BCTC hoặc trên số dư tài khoản và từng loại nghiệp vụ. Dù đánh giá theo phương diện nào thì mục tiêu cần xác định của KTV cũng là rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, trên cơ sở đó đưa ra ước tính về rủi ro phát hiện. Rủi ro tiềm tàng được xác định dựa vào các yếu tố:

tình hình kinh doanh, loại hình kinh doanh của khách thể…Rủi ro kiểm soát sẽ được xác định sau khi có đánh giá về HTKSNB của khách hàng. Hầu hết thì việc đánh giá HTKSNB của khách hàng được KTV thực hiện dựa trên các bảng hỏi, qua các câu trả lời thu được từ phía khách hàng, công ty kiểm toán sẽ đưa ra kết luận về HTKSNB của khách hàng tốt hay không tốt. Đôi khi việc tìm hiểu HTKSNB cần được ghi chép lại một cách tỉ mỉ vào bảng mô tả của KTV.

Trên đây là những khái quát chung nhất về quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán tại Việt Nam. Cũng từ quy trình chung đó nhưng mỗi công ty lại có những cách làm khác nhau để tìm cách hoàn thiên quy trình đánh giá của minh. Sau đây chúng em xin đươc đánh giá chi tiết gồm những ưu điểm cũng như nhược điểm của quy trình nhóm công ty kiểm toán BIG FOUR và nhóm công ty kiểm toán của Việt Nam qua các đại diên là Deloitte Việt Nam và công ty kiểm toán AASC

3.1.1. Ưu điểm

Nhóm công ty kiểm toán BIG FOUR

*Đại diện Deloitte Việt Nam

-Về việc đánh giá rủi ro kiểm toán ở giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Deloitte Việt Nam mặc dù được thực hiện theo quy trình riêng nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ tính pháp lý cho cuôc kiểm toán. Đó là tuân thủ nghiêm chỉnh các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán Quốc tế. Nhờ đó, các cuộc kiểm toán do công ty thực hiện không chỉ có chất lượng cao, mà còn có đáng tin cậy do đáp ứng được các yêu cầu về mặt pháp lý;

-Deloitte đã sử dụng tiến bộ công nghệ thông tin một cách hữu hiệu. Đó là phần mềm AS2 là công cụ hỗ trợ kiểm toán đắc lực. Theo như đánh giá của các công ty thành viên trong Big Four, phần mềm AS2 được đánh giá rất cao về hiệu năng mà nó mang lại. Phần mềm này có công dụng liên kết toàn bộ công việc mà các kiểm toán viên thực hiện một cuộc kiểm toán, cho dù từng phần

hành được thực hiện bởi các KTV khác nhau nhưng kết quả công việc vẫn có sự thống nhất. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện kiểm toán và ghi nhận kết quả đều được thực hiện trên AS2 nên rất thuận tiện.

Riêng đối với quá trình đánh giá rủi ro ở giai đoạn chuẩn bị, các chức năng trong AS2 càng được phát huy một cách rõ rệt , đánh giá rủi ro là một quá trình phức tạp. Thông thường, trong đánh giá rủi ro, kết quả của công đoạn này là cơ sở để đi đến kết quả của công đoạn sau. Chính vì vậy, sự kết nối giữa các phần là rất cần thiết, đặc biệt là tổng hợp kết quả sau nhiều khâu công đoạn, AS2 thực sự đã giúp kiểm toán viên tiết kiệm được thời gian và đạt hiệu qua cao hơn trong công việc.

-Nguồn nhân lực của Deloitte có chất lượng cao, có kinh nghiệm được bố trí phù hợp cho từng cuộc kiểm toán,từng lĩnh vực, ngành,điểm mạnh của từng kiểm toán viên giúp phát huy tối đa hiêu quả ,sử dụng nguồn lực một cách hữu hiệu nhất

-Phương pháp tiếp cận tiến bộ, đặc biệt là phát huy hiệu quả đối với đánh giá rủi ro ở giai đoan chuẩn bị kiểm toán. Là một thành viên Deloitte toàn cầu, phương pháp tiếp cận kiểm toán của Deloitte Việt Nam cũng tuân thủ theo đúng phương pháp tiếp cận của hãng kiểm toán lớn của thế giới này. Đó là phương pháp kiểm toán nhằm đảm bảo độ an toàn cho cuộc kiểm toán. Phương pháp tiếp cận kiểm toán trên là cơ sở để kiểm toán viên đánh giá rủi ro. Với tiêu chí đó, trong quá trình đánh giá rủi ro, công ty luôn xem xét khách hàng ở nhiều khía cạnh hay góc độ khác nhau nhằm đảm bảo độ an toàn đáng tin cậy cho các thông tin được kiểm toán. Điều đó khiến cho chất lượng của quá trình đánh giá rủi ro cũng được nâng cao.

Đối với các công ty ở Việt Nam

*Đại diện công ty kiểm toán AASC

- Về phân công công việc trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán.Tại công ty kiểm toán AASC thì việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán được phân công cho các trưởng nhóm kiểm toán. Sự phân công này tạo được sự thận trọng trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán vì trưởng nhóm kiểm toán là những người có kiến thức và có kinh nghiệm trong công việc, mặt khác việc đánh giá rủi ro kiểm toán không phải chỉ do một mình trưởng nhóm kiểm toán thực hiện, mà công việc sẽ được chia cho các thành viên trong nhóm thực hiện và trưởng nhóm sẽ là người đưa ra kết luận cuối cùng về rủi ro kiểm toán. Chính vì vậy, công việc đánh giá rủi ro kinh doanh của công ty kiểm toán có thể giảm xuống mức thấp có thể và không lãng phí thời gian.

- Công ty đã dựa trên những “Văn bản hướng dẫn” và các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận tại Việt Nam để đưa ra những hướng dẫn cụ thể trong việc chọn số gốc và tỷ lệ để xác minh mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC. Đặc biệt công ty đưa ra được những tiêu thức cụ thể để phân bổ mức trọng yếu và có công thức phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục.

- Đánh giá rủi ro kiểm toán được trình bày trên giấy tờ làm việc. Công ty đã xây dựng được quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro một cách khoa học và chặt chẽ. Các chỉ tiêu được đánh giá đều được công ty đưa ra những hướng dẫn cụ thể giúp KTV thuận lợi hơn trong việc đánh giá rủi ro. Ví dụ như: việc đánh giá rủi ro tiềm tàng được chia làm ba mức là cao, trung bình và thấp, để xác định xem rủi ro tiềm tàng của công ty được kiểm toán ở mức nào thì đều có tiêu thức cụ thể như tính liêm chính và đặc điểm của Ban giám đốc; bản chất kinh doanh của khách hàng; các ước tính kế toán; các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên. Và dựa trên những tiêu thức này thì KTV xây dựng một bảng câu hỏi để đánh giá rủi ro tiềm tàng. Từ việc lập được bảng câu hỏi này sẽ tạo thuận lợi hơn cho KTV trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w