Mạng WDM định tuyến bước sóng

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tăng dung lượng của hệ thống thông tin quang bằng kỹ thuật ghép kênh theo bước sóng wdm (Trang 63 - 64)

CHƯƠNG 3 MẠNG WDM

3.4Mạng WDM định tuyến bước sóng

Hỡnh 3.4 Mạng WDM định tuyến bước sóng

Hỡnh 3.4 là một minh họa cho mạng WDM định tuyến bước sóng. Trên hỡnh cú thể thấy cỏc đường quang giữa B và C, D và E, E và F, A và F. Trong mạng định tuyến bước sóng này tại các nút trung gian, các đường quang được định tuyến và chuyển mạch từ một một đường (link) đến một đường khác. Có thể xảy ra trường hợp biến đổi bước sóng trong trường hợp này. Các phần tử chủ chốt cho liên kết mạng quang là bộ kết cuối đường dây quang (OLT), bộ ghép kênh xen/rẽ quang (OADM) và bộ kết nối chéo quang (OXC).

Kiến trỳc mạng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

 Tái sử dụng bước sóng: như ta thấy trên hỡnh 1.48, nhiều đường quang (lightpath) khác nhau trong mạng không trùng với nhau có thể cùng sử dụng một bước sóng. Khả năng tái sử dụng bước sóng giúp cho số lượng đường quang trong mạng có thể triển khai nhiều chỉ với số lượng bước sóng giới hạn.

Ta phải hiểu rằng đáp ứng này hết sức quan trọng trong điều kiện băng thông của thiết bị WDM hiện tại cũn hạn chế.

 Chuyển đổi bước sóng: một đường quang khi được định tuyến trong mạng có thể dùng nhiều bước sóng khác nhau để truyền tín hiệu. Khả năng chuyển đổi bước sóng là hết sức cần thiết để có một mạng truyền tải quang linh hoạt do hiệu quả sử dụng bước sóng cao. Hơn nữa, chuyển đổi bước sóng cũn phải thực hiện tại cỏc giao tiếp phía mạng khách hàng để chuyển đổi thành tín hiệu bước sóng chuẩn WDM sang tín hiệu bước sóng của mạng lớp khách hàng.  Chuyển mạch kênh: đối với lớp kênh quang, cơ chế thiết lập và xoá bỏ đường

quang tương tự như chuyển mạch kênh. Tuy rằng qua thực tế, quá trỡnh tồn tại đường quang giữa hai điểm nút mạng có thể trong thời gian khá dài: vài tháng hoặc vài năm. Cơ chế chuyển mạch gói đối với lớp kênh quang hiện tại vẫn chưa được phát triển do đáp ứng chậm và khả năng chưa linh hoạt của các thiết bị hoạt động trong lớp kênh quang. Chuyển mạch gói có thể được áp dụng ở mạng lớp trên, mạng lớp khách hàng như IP, ATM ..., trong khi đường quang vẫn giữ nguyên trạng thái thiết lập.

 Khả năng tồn tại khi mạng gặp sự cố (Surviability): mạng phải được cấu hỡnh sao cho khi 1 kết nối đường dây quang gặp sự cố, đường quang vẫn phải được duy trỡ bằng cỏch định tuyến lại.

 Trong suốt: có nghĩa là kiến trúc mạng phải có khả năng truyền tải các tín hiệu khách hàng với nhiều tốc độ bit, giao thức khác nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tăng dung lượng của hệ thống thông tin quang bằng kỹ thuật ghép kênh theo bước sóng wdm (Trang 63 - 64)