VI. CHI PHÍ SỬ DỤNGVỐN VÀ HỆ THỐNG ĐÒN BẨY 1 Chi phí sử dụng vốn
1.3. Chi phí sử dụngvốn của từng nguồn tài trợ
Mỗi ngưồn tài trợ hay nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng có đặc điểm khác nhau và chi phí khác nhau. Sau đây sẽ xem xét chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ riêng biệt.
(1) Chi phí sử dụng vốn vay
Một trong ưu thế của việc sử dung vốn vay so với các nguồn tài trợ bên ngoài khác là tiền lãi vay phải trả được trừ ra trước khi tính thuế thu nhập. Do đó, khi xác định chi phí sử dụng vốn vay phải chia ra 2 trường hợp là chi phí sử dụng vốn vay trước và sau khi tính thuế thu nhập.
a) Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế
Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là tỷ suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệp phải đạt được khi sử dụng vốn vay chưa tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải đạt được để tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập mỗi cổ phần không bị sụt giảm.
Gọi D là vốn vay
- rdt là chi phí sử dụng vốn vay trước thuế thu nhập doanh nghiệp. - Ci là tiền (gốc và lãi) trả cho chủ nợ (i = 1 → n)
Thì: D = ( rdt) C i i n i + Σ=1 1 (a) Chú ý: Từ (a) ta có: f = ( r ) C dt i i n i + Σ=1 1 - D = 0 Chọn rd1 sao cho f1 > 0 Chọn rd2 sao cho f2 < 0 rdt = rd1 + (rd2 - rd1) f f f 2 1 1 +
Lãi vay được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế, còn cổ tức phải trả cho cổ phiếu ưu đãi,cổ tức trả cho cổ đông thường... không được hưởng "đặc ân" này. Do đó để có cơ sở đồng nhất nhằm so sánh chi phí sử dụng các nguồn vốn khác nhau, người ta thường đưa chúng về cùng một "điểm". Điểm thường được lựa chọn là chi phí sử dụng vốn sau thuế.
Vì vậy có thể tính lại chi phí sử dụng vốn vay theo công thức sau: Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế(rd) = Chi phí sử dụng vốn vay trước khi tính thuế x 1 -
Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp
Như vậy, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp làm giảm đáng kể chi phí sử dụng vốn vay, và chi phí sử dụng nợ vay tỷ lệ thuận với thuế suất thuế thu nhập. Nhưng khi doanh nghiệp bị thua lỗ thì chi phí sử dụng vốn vay trước và sau thuế bằng nhau, vì khi đó doanh nghiệp không thể giảm chi phí này ra khỏi "lợi nhuận".
(2) Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi
Như phần trên đã nêu, cổ phiếu ưu đãi có nhíều loại, tuy nhiên loại cổ phiếu ưu đãi thường được các công ty ở nhiều nước sử dụng là loại cổ phiếu ưu đãi cổ tức. Loại cổ phiếu ưu đãi này là một loại chứng khoán lai ghép giữa cổ phiếu thường và trái phiếu. Chủ sở hữu cổ phiếu ưu đãi được nhận cổ tức cố định và không có quyền biểu quyết. Những đặc điểm đó làm cho cổ phiếu ưu đãi gần giống với trái phiếu. Nhưng cổ tức cổ phiếu ưu đãi không được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của công ty lại làm cho nó giống như cổ phiếu thường. Những điểm đặc biệt lưu ý là cổ phiếu ưu đãi chỉ nhận được tiền lãi cố định hàng năm, không được hưởng suất tăng trưởng của lợi nhuận.
Nếu ta gọi PP là giá thị trường cổ phiếu ưu đãi. e là tỷ lệ chi phí phát hành
d là cổ tức một cổ phiếu ưu đãi.
Thì chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi rp được xác định như sau:
rP = P (1 e) d
P −
(3) Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại
Công ty cổ phần cũng như các doanh nghiệp khác có thể sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để lại tái đầu tư. Đây là nguồn vốn chủ sở hữu nội sinh của công ty.
Xét về mặt kế toán, khi doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp không phải trả một khoản chi phí nào cho việc sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên, trên góc độ tài chính phải tính đến chi phí cơ hội của số lợi nhuận giữ lại.
Lợi nhuận sau thuế của công ty sau khi trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi (nếu có) thuộc quyền sở hữu của cổ đông thường. Cổ đông có thể nhận toàn bộ số lợi nhuận đó dưới hình thức cổ tức và sau đó có thể sử dụng số tiền cổ tức nhận được để đầu tư vào nơi khác hoặc theo một cách khác, cổ đông nhận một phần lợi nhuận sau thuế dưới hình thức cổ tức, còn một phần để lại công ty để tái đầu tư. Vậy, vấn đề đặt ra khi nào cổ đông có thể chấp nhận để lại lợi nhuận để tái đầu tư?
Nếu công ty quyết định sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư thì công ty cần phải đảm bảo đạt được tỷ suất sinh lời tối thiểu bằng tỷ suất sinh lời mà cổ đông có thể thu được khi
sử dụng số tiền đó đầu tư vào nơi khác với mức độ rủi ro tương đương với mức rủi ro hiện tại của công ty.
Từ đó có thể rút ra, chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông đối với cổ phần thường của công ty.
- Xác định chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư.
Có ba phương pháp chủ yếu xác định chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư: + Phương pháp theo mô hình tăng trưởng cổ tức.
Đây là một phương pháp thường được sử dụng. Theo mô hình tăng trưởng cổ tức, giá cổ phiếu thường là giá trị hiện tại của dòng cổ tức mà nhà đầu tư kỳ vọng thu được ở tương lai và được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- P0: Giá hiện hành của cổ phiếu thường.
- dt: Cổ tức dự tính nhận được trong năm thứ t.
- re: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông đối với cổ phần thường.
Trường hợp giả định cổ tức tăng đều đặn hàng năm với tốc độ tăng trưởng là g thì giá cổ phiếu được xác định bằng công thức:
grD