Quản trị vốn tiền mặt

Một phần của tài liệu Tài chính và quản lý tài chính nâng cao (Trang 58)

VIII. QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP 1 Vốn và tài sản của doanh nghiệp

4.4.Quản trị vốn tiền mặt

4. Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp

4.4.Quản trị vốn tiền mặt

a) Sự cần thiết

Việc dự trữ một bộ phận vốn tiền mặt có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp: - Đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và liên tục - Phòng ngừa mọi bất trắc xảy ra trong quá trình kinh doanh, duy trì khả năng thanh toán, thể hiện sự ổn định, lành mạnh về mặt tài chính của doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện được các cơ hội tốt trong kinh doanh.

b) Bất lợi

- Phát sinh chi phí quản lý.

- Bị ảnh hưởng của lạm phát và thay đổi tỷ giá - Mất chi phí cơ hội của vốn tiền mặt

Nhiệm vụ của quản trị vốn tiền mặt là đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ lượng tiền mặt cần thiết đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, trên cơ sở phải giảm thiểu rủi ro về lãi suất, tỷ giá hối đoái và những thiệt hại đối với việc lưu giữ tiền mặt.

c) Nội dung quản trị vốn tiền mặt

- Xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý Mức tồn quỹ

tiền mặt tối ưu = bình quân 1 ngày trong kỳMức chi tiêu vốn tiền mặt x Số ngày dự trữ tồn quỹ hợp lý - Dự đoán và quản lý các luồng nhập, xuất vốn tiền mặt

- So sánh các luồng nhập và xuất quỹ tiền mặt để cân đối tiền mặt.

d) Các biện pháp quản lý:

+ Mọi khoản thu chi vốn tiền mặt đều phải thực hiện qua quỹ + Phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý vốn tiền mặt + Xây dựng quy chế thu,chi quỹ tiền mặt.

+ Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt, cần quy định đối tượng, thời gian và mức tạm ứng... để quản lý chặt chẽ, tránh việc lợi dụng quỹ tiền mặt của doanh nghiệp vào mục đích cá nhân.

Một phần của tài liệu Tài chính và quản lý tài chính nâng cao (Trang 58)