- Việc chuyển giao TSBĐ trong cầm cố là chuyển giao thực tế, do đó chỉ được coi là hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao tài sản khi bên cầm cố hoặc người thứ ba được bên cầm cố ủy quyền đã giữ tài sản. Như vậy, tài sản cầm cố có thể do bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc ủy quyền cho người thứ ba giữ tài sản.
- Cần phân biệt người thứ ba giữ tài sản cầm cố và người thứ ba giữ tài sản thế chấp :
+ Người thứ ba giữ tài sản thế chấp phải do cả hai bên thỏa thuận và thống nhất ý kiến, đồng thời người này có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 352 và 353 Bộ Luật dân sự 13.
+ Người thứ ba giữ tài sản cầm cố : hoàn toàn do ý chí của bên nhận cầm cố thông qua việc ủy quyền và chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện nghĩa vụ như bên nhận cầm cố được quy định tại Điều 332 Bộ Luật dân sự 14 và các nghĩa vụ khác mà các bên đã thỏa thuận.
13 Điều 352 Bộ Luật dân sự - Nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp
Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;
2. Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp, trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 353 của Bộ luật này, nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp;
3. Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thoả thuận.
Điều 353 Bộ Luật dân sự - Quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp
Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các quyền sau đây:
1. Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận; 2. Được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
14 Điều 332 Bộ Luật dân sự - Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản
Bên nhận cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;
2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
3. Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý;