Thế chấp quyền đòi nợ

Một phần của tài liệu Nội dung cơ bản GDBD hiện hành (Trang 58 - 59)

- Quyền đòi nợ có thể phát sinh từ quyền yêu cầu thanh toán trong hợp đồng mua bán, cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ hoặc từ bất kỳ hợp đồng nào khác. Quyền đòi nợ có thể là quyền đối với khoản nợ đã tồn tại hoặc quyền đòi nợ hình thành trong tương lai;

- Bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ mà không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ;

- Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán trực tiếp cho mình khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Tuy nhiên, bên nhận thế chấp cũng có thể thu nợ thông qua bên thế chấp và kiểm soát việc đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, hoặc áp dụng các biện pháp khác mà các bên thỏa thuận;

- Trường hợp bên nhận thế chấp trực tiếp thu hồi nợ thì có nghĩa vụ cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ khi bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu; Nếu bên nhận thế chấp không cung cấp thông tin thì bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp;

- Trường hợp quyền đòi nợ được chuyển giao theo quy định tại Điều 309 Bộ Luật dân sự 21 thì phải thực hiện đăng ký theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp (đăng ký tương tự đăng ký GDBĐ bằng động sản). Nếu một quyền đòi nợ đã được chuyển giao mà sau đó lại được đem thế chấp hoặc ngược lại thì thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được xác định theo thới điểm đăng ký các giao dịch đó tại cơ quan đăng ký GDBĐ có thẩm quyền (các Trung tâm Đăng ký thuộc Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ, Bộ Tư pháp).

Một phần của tài liệu Nội dung cơ bản GDBD hiện hành (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w