Với lượng khách hàng như hiện nay cũng như khách hàng được dự đoán trong tương lai thì công ty không đủ nhân viên để thực hiện. Một nhân viên kiêm rất nhiều việc, mặc dù có chuyên môn và kinh nghiệm nhưng với cường độ làm việc quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Mặc dù với số lượng nhân viên như hiện nay công ty vẫn đảm bảo được rút ngắn hơn nữa nếu có đủ nhân viên cho các công đoạn thực hiện quy trình cũng như phân công công việc một cách hợp lý. Vì với số lượng công ty giao nhận ngày càng nhiều thì một trong biện pháp để giữ khách hàng là thời gian hoàn thành việc giao nhận lô hàng. Cụ thể, công ty phải có nhân viên chuyên khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu, tập hợp các chứng từ đầy đủ cho bộ hồ sơ hải quan…
Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ủy thác, công ty vẫn chưa quen với việc áp dụng rộng rãi các điều kiện thương mại quốc tế khác, ngoại trừ nhập theo điều kiện CIF và xuất theo FOB. Đây là thói quen được hình thành từ khi Việt Nam tham gia mua bán với thị trường thế giới, các thương nhân nước ngoài cũng hình thành thói quen chào hàng theo giá CIF khi nhập hàng hóa tọa một không
khí an toàn đối với công ty nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Với suy nghĩ theo điều kiện này sẽ an toàn cho hàng hóa nhưng thực ra nếu nhập theo FOB hay CIF nhà nhập khẩu cũng phải chịu rủi ro và chi phí kể từ khi hàng qua khỏi lan can tàu tại nước người bán.
Những sai sót trong bất cứ công tác nào của quá trình xuất khẩu cũng dẫn đến việc gây chậm trễ, khiến cho việc vào sổ tàu chậm hơn giờ cắt máng, hàng sẽ bị rớt vào chuyển tàu sau. Sẽ không phải làm lại toàn bộ thủ tục tuy nhiên sẽ làm chậm trễ kế hoạch của khách hàng gây mất uy tín công ty, đó còn chưa kể đến phí lưu container, lưu bãi… Việc này đôi lúc không hẳn phụ thuộc vào các sơ sót của nhân viên mà còn tùy nhiều điều kiện khách quan như: điều kiện thời tiết hay các nhân viên hải quan không lúc nào cũng chuyên nghiệp và có trách nhiệm.