Vận tải giao nhận ngày nay thực sự được xã hội coi là một nghề với đầy đủ những tính chất phức tạp cũng như tính hấp dẫn riêng của nó. Trong tình hình gay gắt giữa các công ty giao nhận hiện nay việc xây dựng được chiến lược kinh doanh khả thi, đúng đắn có hiệu quả là một thách thức không nhỏ nhưng cũng quyết định phần thắng lợi cho công ty.
Vấn đề chất lượng luôn là chìa khóa thành công của sự thành công doanh nghiệp. Tạo được sự khác biệt trong các sản phẩm dịch vụ của mình đồng nghĩa với sự tồn tại vững chắc, trong giao nhận đó là chương trình riêng cho từng khách hàng hoặc từng nhóm khách hàng, cách thức làm việc uy tín, đảm bảoviệc giao nhận luôn đúng kế hoạch để ra… Trên thực tế Sun VNđã đạt được những thành tựu trong bước đi đầu sau hơn 5 năm hoạt động tại Việt Nam chứng tỏ Sun VNđã đúng trong các chính sách phát triển của mình, và tham vọng trở thành một trong những công ty giao nhận vận tải hàng đầu Việt Nam
Ở bộ phận làm hàng (Handing) cũng có những khó khăn tránh khỏi. Do làm việc ở một công ty giao nhận, lượng hàng hóa đa dạng đòi hỏi người làm thủ tục hải
quan và C/O phải có kiến thức về mặt hàng mình chịu trách nhiệm. Đặc biệt là trong khâu kiểm hóa, Hải quan sẽ có những câu hỏi mang tính chuyên môn. Điều này gây trở ngại cho việc hoàn tất thủ tục hải quan, dẫn đến trở ngại cả quy trình xuất khẩu. Các nhân viên handing phải là những người thực sự có kinh nghiệm. Trong quá trình mở rộng quy mô công ty, rất nhiều nhân viên trẻ được tuyển dụng không tránh khỏi những hạn chế về mặt bản chất chỉ có thể giải quyết bằng kinh nghiệm.
Thách thức của thị trường sẽ ngày càng gay gắt, sự tụt hậu ngày càng diễn ra nhanh chóng nếu không có sự đổi mới. Vấn đề then chốt của Sun VNlà làm sao trụ vững, tiếp tục mở rộng và phát triển hơn nữa. Do đó, Sun VNnên khắc phục những mặt còn tồn tại, có chiến lược tận dụng triệt để những tiềm năng của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời nắm bắt cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa các lĩnh vực kinh tế của mình theo các lộ trình nhất định. Theo cam kết Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn dịch vụ logistics vào năm 2013, tức là còn hơn 3 năm nữa. Theo dự báo dịch vụ Logistics và SC sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng góp khoảng 15% GDP của cả nước. Sự phát triển kinh tế kéo theo tăng tưởng trong hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất tiêu dùng do đó tiềm năng phát triển của ngành là rất lớn. Việt Nam cần có một chiến lược phát triển Logistics và Supply chain cụ thể bền vững để không bị thua trên sân nhà khi hội nhập
• Có các chính sách vay vốn đầu tư đối với các doanh nghiệp tư nhân, các
công ty TNHH tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các đơn vị có vốn vay đầu tư hoạt động kinh doanh
• Thủ tục hành chính rườm rà, nhất là các thủ tục Hải Quan, thủ tục nhận
hàng,….rất phức tạp, để thực hiện được mất rất nhiều thời gian. Tiếp tục cải thiện các thủ tục hải quan ngày càng đơn giản để giúp cho việc thực hiện giao nhận nhanh chóng thuận lợi
• Đổi mới các quy định, chính sách, luật thương mại thông thoáng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi hoạt động kinh doanh góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước cần xây dựng các hành lang pháp lý, các hiệp hội về logistics và SC tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành có định hướng để phát triển
• Bỏ dần các chi phí xuất nhập khẩu không hợp lý
• Làm sạch bộ phận nhà nước, tránh tình trạng tiêu cực trong các nhân viên
hải quan.
• Hiện nay các cơ sở hạ tầng nhà nước còn yếu đặc biệt là hệ thống đường bộ
gây khó khăn trong việc chuyên chở hàng hóa với trọng tải lớn làm chậm tiến bộ giao nhận dẫn đến việc tăng các chi phí khác. Cần phải quy hoạch dài hạn cơ sở hạ tầng giao thông, các điểm thông quan, cảng biển, sân bay, kho bãi
• Đầu tư phát triển đội tàu chuyên chở mạnh dạn đổi mới nâng cao chất lượng
của đội tàu, thanh lý những tàu đã quá cũ lạc hậu để thu hồi vốn, đầu tư vào những tàu mới có trang thiết bị hiện đại để mang lại những lợi ích cho nền kinh tế nước nhà và cho các doanh nghiệp trong nước
• Tiếp tục mở rộng các mối quan hệ hợp tác đối với nhiều nước trên thế giới, gia nhập các tổ chức kinh tế giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường của mình và thu được ngoại tệ về cho quốc gia
• Cánh cửa giao thương quốc tế đã mở việc thu hút đầu tư nước ngoài là
nhiệm vụ then chốt của nước ta. Ngoài việc đầu tư tăng cường các hoạt động ngoại giao nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nước khác, Việt Nam cần có những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho họ bằng cách hỗ trợ làm ăn hay giảm thuế, giảm giá thuế đất, vvv cộng với nguồn năng lượng dồi dào của nước ta sẽ là một thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư
• Các doanh nghiệp ngành hiện chưa liên kết với nhau trong kinh doanh, điều đặc biệt cần thiết, trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ sau khi VN gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Hệ thống kho bãi nhỏ, quy mô rời rạc, chất lượng dưới trung bình và không phát huy đầy đủ chức năng. Việc xây dựng, quản lý và khai thác thiếu khoa học. Những phương tiện trang thiết bị như xe nâng hạ hàng hóa, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói mã hóa, hệ thống đường ống, an ninh an toàn, đèn chiếu sáng... đều còn hết sức thô sơ.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại công ty Sun VN đã giúp em phần nào hiểu biết thêm về công việc của một nhân viên chứng từ hàng hóa xuất – nhập khẩu, có cơ hội tiếp cận thực tế với các quy trình để tiếp nhận một lô hàng xuất – nhập khẩu như: làm chứng từ xuất nhập hàng hóa thực tập, nhất là trong quá trình giao nhận lô hàng, em rút ra được một số nhận xét:
− Muốn thực hiện tốt công việc giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu thì trước hết người giao nhận phải nắm vững nghiệp vụ chuyên môn và điều quan trọng nữa là phải am hiểu thực tế.
− Nghiệp vụ giao nhận được thực hiện theo một quy trình nhất định, mặc dù đối với một số mặt hàng khác nhau sẽ có thể có thêm một vài khâu nhỏ như hàng cần giám định thì phải qua khâu giám định và ở một số cảng khác nhau thì một số bước có thể thay đổi lẫn nhau.
− Thời gian giao nhận hàng nhanh hay chậm cũng phụ thuôc một phần vào khả
năng xử lý nhanh hay chậm của nhân viên giao nhận.
Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tạo ra nhiều cơ hội mở rộng giao thương, hợp tác với tất cả các nước trên toàn cầu. Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty Sun VN lôn từng bước nỗ lực, phấn đấu không ngừng để phát triển ngành dịch vụ giao nhận nói chung cũng như phát triển công ty nói riêng tại Việt Nam.
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến từng doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề sống còn hiện nay là tất cả các công ty đã tham gia vào sân chơi chung của nền kinh tế thì cần có những chính sách, những cải tiến kịp thời về mọi mặt nhằm phù hợp hơn với tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng như nền kinh tế thế giới nói chung.
Ngoại thương nói chung và xuất nhập – khẩu nói riêng, trong đó việc phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập – khẩu là rất quan trọng trong việc hỗ trợ giao thương giữa các nước. Trong những năm gần đây tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng bên cạnh đó vẫn không tránh khỏi những tồn tại cần khắc phục nhằm giúp cho công việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu luôn được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi nhằm tạo điều kiện giúp hàng hóa được thông quan dễ dàng hơn, từng bước hoàn thiện để ghi tên mình vào danh sách những quốc gia có hoạt động xuất – nhập khẩu bền vững và lâu dài trên thế giới.
MỤC LỤC
PHẦN 1 : THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY
VẬN TẢI MẶT TRỜI VIỆT NAM ... 3
1.1.Giới thiệu chung về công ty Sun VN : ... 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển : ... 3
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ... 4
1.1.2.1. Chức năng: ... 4
1.1.2.2.Nhiệm vụ: ... 4
1.1.3. Các dịch vụ của công ty ... 4
1.1.3.1 Đại lý vận tải ... 4
1.1.3.2 Logistics ... 6
1.1.4. Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty ... 8
1.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty: ... 8
1.1.4.2 Giám Đốc: ... 8
1.1.4.3 Bộ phận IT: ... 9
1.1.4.4 Bộ phận kế toán: ... 9
1.1.4.5 Bộ phận nhân sự ... 10
1.1.4.6 Bộ phận chứng từ: ... 10
1.1.4.7 Bộ phận kinh doanh & tiếp thị: ... 11
1.1.4.8.Bộ phận giao nhận hiện trường: ... 11
1.1.5. Tình hình họat động của công ty Sun VN trong những năm gần đây ... 11
1.1.6. Định hướng phát triển trong thời gian tới ... 14
1.2. Quá trình làm chứng từ hàng xuất khấu bằng đường biển của công ty Sun VN .. 15
1.2.1. Lấy booking : ... 15
1.2.3. Giao Bill cho khách hàng ... 47
PHẦN 2: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HỌAT ĐỘNG CỦA CÔNG TY SUN VN TRANSPORT CORPORATION ... 48
2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự: ... 48
2.2. Các họat động chức năng của doanh nghiệp ... 48
2.2.1. Công tác quảng bá, tìm kiếm khách hàng mới, duy trì khách hàng cũ: ... 48
2.2.1.1 Nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ cho khách hàng ... 48
2.2.1.2 Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác Marketing: ... 49
2.2.1.3 Mở rộng hoạt động tìm kiếm khách hàng: ... 50
2.2.1.4 Mở rộng lĩnh vực hoạt động giao nhận vận tải ... 50
2.2.1.5 Giám sát chặt chẽ việc thực hiên hợp đồng: ... 51
2.2.2. Công tác kế tóan, tài chính của công ty ... 51
2.2.3. Quản trị nhân sự của công ty ... 51
2.2.3.1. Công tác tuyển dụng, bố trí nhân lực của công ty ... 51
2.2.3.2. Công tác đào tạo, phát triển nhân lực ... 52
2.2.3.3 Công tác thu hút nguồn nhân lực ... 53
2.3. Nhận xét tình hình họat động của công ty Sun VN trong những năm gần đây ... 53
2.3.1. Cơ cấu thị trường ... 53
2.3.2. Tính thời vụ của họat động giao nhận ... 53
2.4 Công tác của phòng IT: ... 54
2.5. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển ... 54
2.5.1 Những ưu điểm ... 54
2.5.2 Những nhược điểm cần khắc phục ... 55
2.6. Đánh giá chung ... 56