Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu VN trong điều kiện hội nhập kinh tế.DOC (Trang 41)

4. Bố cục đề tài

2.2.1. Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa

Những bất lợi khi ngành Dệt may bị phụ thuộc nguồn nguyên liệu như: Khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu, khó thoát khỏi tình trạng gia công, bất lợi khi phải đối mặt với các rào cản kỹ thuật… Nhận thức được sự bất lợi trên, ngành Dệt may xuất khẩu đang không ngừng thúc đẩy quá trình nội địa hóa sản phẩm Dệt may xuất khẩu. Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành Dệt may ngày càng có tỷ lệ nội địa hóa cao. Nếu như năm 2003, tỷ lệ nội địa hóa mới đạt khoảng 30% thì năm 2006 đã đạt gần 40%, đặc biệt là khâu sản xuất vải và phụ liệu. Ngành cũng đã có nhiều dự án sản xuất vải lớn, và có thể đáp ứng được 30% nhu cầu vải của ngành. Tuy nhiên, nội địa hóa là một quá trình lâu dài. Các phướng pháp tăng tỷ lệ nội địa hóa mà ngành đã áp dụng là:

- Tăng tỷ lệ nội địa hóa bằng cách đầu tư sản xuất vải và nguyên - phụ liệu. Hiện tại, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã trình với Chính phủ chiến lược phát triển ngành Dệt may, trong đó có ba chương trình, đặc biệt là “Chương trình sản xuất bông vải tại Việt Nam” và “Chương trình sản xuất 1 tỷ mét vải phục vụ cho may mặc xuất khẩu”. Những chương trình này sẽ được tăng tốc trong thời gian tới nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa từ 55 - 55% vào năm 2010. Nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm xuất khẩu và tiến tới chủ động nguồn

nguyên liệu đầu vào, ngành dệt may đang tập trung đầu tư lớn vào khâu sản xuất nguyên phụ liệu. Cụ thể, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cùng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đầu tư trên 2.000 tỷ đồng sản xuất xơ polyeste từ sản phẩm hóa dầu tại khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng). Vinatex cũng kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư cho 1 nhà máy sản xuất xơ polyeste ở tỉnh Đồng Nai và 2 nhà máy ở tỉnh Bình Dương. Toàn ngành cũng triển khai mô hình cổ phần, thành lập các khu vực trồng bông trang trại ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Quảng Ngãi và Đồng Nai với mục tiêu đến năm 2010 có từ 45.000 ha đến 50.000 ha trồng bông. Dự kiến, khi các nhà máy của Vinatex ra đời cùng với các dự án mới đang triển khai thì từ năm 2009 trở đi, tỷ trọng sản xuất xơ polyeste sẽ đáp ứng được 15 – 20% nhu cầu so với hiện nay phải nhập khẩu hoàn toàn và đến năm 2012 chiếm khoảng 50%. Vinatex còn yêu cầu các doanh nghiệp lớn như: Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, Hanosimex, May 10 và Đức Giang mạnh dạn chuyển đổi và xây dựng thương hiệu riêng nhằm tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước.

- Những biện pháp nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng. Theo đó, ngành Dệt may sẽ giảm dần việc sản xuất những mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng thấp, ưu tiên mặt hàng có đẳng cấp, có tính thời trang hơn. Để làm được việc này, toàn ngành đang có chương trình tập trung vào khâu thiết kế để có thể chào bán được giá trị thiết kế, đồng thời xây dựng giá trị thương hiệu cho ngành Dệt may Việt Nam cũng như hệ thống phân phối tại thị trường nội địa

- Ngoài ra, ngành còn chú trọng thu hút vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu nước ngoài vào các ngành sản xuất nguyên phụ liệu ngành Dệt - May. Nội dung này sẽ được đề cập sâu hơn ở phần sau.

2.2.2. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong những năm qua đã có 534 dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành Dệt may Việt Nam với tổng vốn đăng kí là 3,215 tỷ USD.

Đài Loan đầu tư nhiều nhất về giá trị vào ngành Dệt may Việt Nam là 1,69 tỷ USD vốn đăng ký, với 156 dự án. Trong đó, có 45 dự án đầu tư vào ngành dệt, 93 dự án đầu tư vào ngành may, còn lại đầu tư vào ngành phụ liệu. Với nguồn vốn quan trọng này, ngành Dệt may Việt Nam đang có sự chuyển biển tích cực về hiện đại hóa công nghệ sản xuất, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa … (Xem phụ lục 4)

Các chuyên gia cho biết, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngành Dệt may vào khoảng 3 tỷ USD cho giai đoạn từ nay đến năm 2010. Trong đó, vốn đầu tư phát triển nguyên liệu dệt khoảng 180 triệu USD; các dự án dệt nhuộm 2,275 tỷ USD; các dự án may 443 triệu USD; các trung tâm thương mại và nghiên cứu triển khai đào tạo vào khoảng hơn 200 triệu USD. Do vậy, ngành Dệt may cần thu hút mạnh hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp cũng như huy động vốn qua các kênh khác phụ vụ cho chiến lược tăng tỷ lệ nội địa hóa.

2.2.3. Chiến lược phát triển sản phẩm

Các doanh nghiệp Dệt may đang nỗ lực thực hiện sản xuất theo hướng sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm Dệt may. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm Dệt may phù hợp và hài hòa với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế. Đặc biệt là chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp. Qua đó, doanh

nghiệp Việt Nam đang tận dụng tốt lợi thế cạnh tranh nhờ giá, từng bước cải thiện chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Nhờ đó, các doanh nghiệp Dệt may đã phát huy tốt năng lực cạnh tranh của mình và có khả năng thích nghi cao trong môi trường cạnh tranh quốc tế.

Khoảng 30% số lượng doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam đã được nhiều nhà nhập khẩu biết đến tên doanh nghiệp với nhiều mức độ khác nhau thông qua quan hệ xuất nhập khẩu và đặt hàng thường xuyên, trong đó chỉ có một số rất ít doanh nghiệp Việt Nam được biết rộng rãi trong cộng đồng các nhà nhập khẩu lớn. Và bên cạnh đó, tên nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngòai tại Việt Nam cũng chỉ được các nhà nhập khẩu biết tên thông qua mối quan hệ với công ty mẹ của họ tại nước ngoài.

Ngoại trừ doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu dưới thương hiệu riêng của mình (như Công ty Scavi đang xuất khẩu sản phẩm dưới tên CORENE SCAVI và MAILFIX SCAVI, Công ty May Phương Đông xuất khẩu sản phẩm dưới tên F HOUSE ..); Còn hầu hết đều xuất khẩu sản phẩm dưới nhãn hiệu của nhà nhập khẩu nước ngòai. Có thể nói hoạt động quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường nước ngoài gần như chưa có. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các doanh nghiệp Việt Nam không đủ năng lực tài chính để quảng bá thương hiệu sản phẩm ra nước ngòai, trong khi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì không quan tâm xây dựng thương hiệu ở Việt Nam mà chủ yếu là sử dụng thương hiệu của công ty mẹ tại nước ngoài.

2.2.4. Tăng cường hoạt động marketing xuất khẩu hàng Dệt may

Marketing xuất khẩu là công cụ quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và các ngành. Tuy nhiên, khâu marketing sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Dệt

may nói riêng là còn yếu và thiếu chuyên nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đã nghiên cứu và áp dụng công cụ marketing có thể kể ra như:

- Phân tích các điều kiện xâm nhập thị trường, bao gồm các yêu cầu bắt buộc về mặt pháp lý và các yêu cầu của thị trường. Các yêu cầu pháp lý bao gồm: các tiêu chuẩn về môi trường, các tiêu chuẩn về an toàn và sức khoẻ cho người tiêu dùng, ví dụ: Các quy định pháp lý về những chất gây nguy hiểm như thuốc nhuộm chứa azo sinh ra chất gây ung thư… Các yêu cầu về thị trường là những rào cản thương mại như: Hệ thống quản lý chất lượng, tiêu chuẩn về môi trường, yêu cầu về đóng gói và nhãn mác…

- Phân tích nội tại của các doanh nghiệp để nhận biết liệu doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu như đã nêu ở trên hay không và làm cách nào để có thể đáp ứng các yêu cầu đó.

- Sử dụng công cụ chủ yếu về marketing xuất khẩu hàng Dệt may bao gồm: Hội chợ triển lãm, internet và liên lạc trực tiếp với khách hàng.

2.3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM DỰA THEO MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA XUẤT KHẨU VIỆT NAM DỰA THEO MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER

2.3.1 Năng lực sản xuất

Năng lực sản xuất ngành Dệt may xuất khẩu là yếu tố bên trong đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành. Do giới hạn phạm vi của luận văn, tác giả chỉ phân tích các yếu tố chính cấu thành lên năng lực cạnh tranh của ngành là: Khả năng chủ động nguồn nguyên liệu, quy mô và chất lượng nguồn nhân lực, trình độ công nghệ và quy mô sản xuất.

2.3.1.1. Khả năng chủ động nguồn nguyên liệu của ngành

Có thể khẳng định rằng hiện nay chưa có những số liệu thống nhất về tình hình sản xuất nguyên phụ liệu và nguyên phụ liệu phải nhập khẩu. Nhưng đa số những số liệu thống kê cho rằng ngành Dệt may phải nhập khẩu từ 70% đến 80% nguyên liệu.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năm 2005, cả nước có 96 doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu, kéo sợi, 35 doanh nghiệp sản xuất phụ trợ, phụ liệu, với năng lực sản xuất một số sản phẩm phụ liệu trong bảng.

Bảng 2.5. Năng lực sản xuất nguyên phụ liệu ngành Dệt may năm 2005

Mặt hàng Công suất thiết kế Thực hiện Tỷ lệ thực hiện

1. Chỉ khâu 3.500 tấn/năm 3.500 tấn/năm 100% 2. Bông tẩm 33 triệu Yard/năm 33 triệu Yard/năm 100% 3. Mếch dựng 12 triệu m2/năm 10 triệu m2/năm 83,3% 4. Cúc nhựa 752 triệu chiếc/năm 650 triệu chiếc/năm 86,4% 5. Khoá kéo 65 triệu một/năm 60 triệu một/năm 92,3% 6. Nhãn 120 triệu chiếc/năm 100 triệu chiếc/năm 83,3% 7. Băng chun 25 triệu một/năm 22 triệu một/năm 88%

Nguồn: Chương trình phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành dệt may, da giày giai đoạn 2006 - 2010 Quảng Nam

Có thể thấy những mặt hàng như chỉ khâu, cúc nhựa hay băng chun là những mặt hàng đơn giản, giá trị gia tăng không cao. Những nguyên phụ liệu chính cho sản xuất xuất khẩu thì hầu như phải nhập khẩu. Ví dụ, như sợi hóa học phải nhập khẩu 100%, bông tổng hợp phải nhập khẩu 93%. Trong khi đó, diện tích trồng bông đang có nguy cơ bị thu hẹp do người nông dân chuyển

sang trồng các cây nông nghiệp. Bảng 2.6 dưới đây tổng kết lại nhu cầu và tình hình cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành Dệt may trong năm 2005.

Bảng 2.6 Tình hình cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành Dệt may năm 2005 Mặt hàng Đơn vị Sản xuất trong nước Nhập khẩu Sử dụng Tỷ lệ nhập khẩu 1. Bông Nghìn tấn 10,4 136 146,4 93%

2. Xơ sợi hoá học Nghìn tấn 0 126 126 100%

3. Sợi dệt nghìn tấn 239 216 455 47,5%

4. Vải Triệu m2 518 1.512 2.130 71%

5. Chỉ may nghìn tấn 3,5 1,5 5,0 30%

6. Khoá kéo Triệu m 60 140 200 70%

7. Mex dựng Triệu m2 25 40 65 61%

(Nguồn: Chương trình phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành dệt may,

da giày giai đoạn 2006 - 2010 Quảng Nam )

Cùng với mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây, tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu đều tăng mạnh, đặc biệt ở mặt hàng vải, tiếp theo là mặt hàng bông và mặt hàng sợi.

Nhập khẩu mặt hàng vải của Việt Nam năm 2007 đạt kim ngạch 3,98 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2006. Nhập khẩu mặt hàng bông của nước ta năm 2007 tăng 17% về lượng và 22,4% về trị giá so với năm 2006, đạt 212 ngàn tấn với trị giá 268 triệu USD. Và nhập khẩu mặt hàng sợi của Việt Nam năm 2007 tăng nhẹ, tăng 25,4% về lượng và 36,8% về trị giá so với năm 2006, đạt 425 ngàn tấn, trị giá 744 triệu USD. Xem chi tiết về tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu chính của ngành trong phần phụ lục 5, 6, 7

Tóm lại, qua phân tích tình hình nhập khẩu một số nguyên liệu chính của ngành Dệt may Việt Nam ta thấy, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu là rất lớn và ngày càng gia tăng cùng quy mô sản xuất và xuất khẩu. Điều này thể hiện ngành Dệt may Việt Nam chưa chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, gây ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng của ngành Dệt may của nước ta. Đặc biệt giá cả những nguyên liệu này hiện đang bất ổn định và có chiều hướng tăng giá. Mặt khác, nguồn nhập khẩu nguyên phụ liệu chính (vải, bông, sợi) lại xuất phát từ chính đối thủ cạnh tranh của ta trên thị trường Dệt may thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… Thực trạng này dẫn đến ngành Dệt may bị phụ thuộc vào chính đối thủ cạnh tranh của mình.

2.3.1.2. Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực trong bất cứ một ngành sản xuất hay kinh doanh nào luôn là nhân tố quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngành Dệt may không là một ngoại lệ. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng chính là điều kiện then chốt cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt - May nước ta, đặc biệt hơn, Dệt may được đánh giá là ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh do tận dụng được nguồn nhân công giá rẻ và có tay nghề.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, lao động của ngành Dệt may Việt Nam không tập trung, trung bình từ năm 2000 đến nay, do có hơn 70% các doanh nghiệp Dệt may là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có số lao động dưới 300 người. Gần 20% doanh nghiệp có số lao động trên 300 người và dưới 1000 người, số doanh nghiệp từ 1000 người trở lên chỉ có 6%. Nguồn lao động trong ngành không tập chung như vậy sẽ rất khó khăn trong việc đào tạo tay nghề công nhân lao động.

Bảng 2.7 Số lượng doanh nghiệp Dệt may theo qui mô lao động 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số DN 978 1352 1612 1909 2398 Dưới 10 người 62 6% 265 20% 185 11% 229 12% 332 14% 10 – 299 người 624 64% 762 56% 1006 62% 1175 62% 1506 63% 300 – 999 người 213 22% 230 17% 309 19% 375 20% 409 17% 1000 người trở lên 79 8% 95 7% 112 7% 130 7% 151 6%

Nguồn: Niêm giám thống kê các năm

Với hơn 2000 doanh nghiệp Dệt may trong cả nước, trong đó, doanh nghiệp Nhà nước chiếm 0,5%, doanh nghiệp tư nhân và cổ phần chiếm 74,5%, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 25%

Cùng với tốc độ tăng trưởng trong ngành thì lao động trong ngành Dệt may hiện nay tăng nhanh trong tất cả các loại hinh doanh nghiệp và tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sau đó là doanh nghiệp FDI. Hai loại hình doanh nghiệp này hiện nay đang thu hút 2/3 lao động của toàn ngành.( Xem Phụ lục 8 để thấy tốc độ tăng trưởng lao động của ngành)

Do nhu cầu lao động trong ngành Dệt may tăng rất nhanh, khả năng đáp ứng của các cơ sở đào tạo không đủ, nên xảy ra tình trạng tranh giành lao động khá gay gắt. Các doanh nghiệp không muốn tự đào tạo lao động vì sợ lao động bỏ việc, chuyển sang doanh nghiệp khác có lương cao hơn. Do đó, lao động trong ngành Dệt may Việt Nam luôn có sự biến động lớn. Tỷ lệ biến động lao động cao nhất thuộc các doanh nghiệp liên doanh, sau đó đến doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân có thể là do loại hình doanh nghiệp này thường có những chính sách cạnh tranh nhau bằng giá nhân công để cắt giảm hoặc bổ xung lao động. Tỷ lệ di chuyển của lao động trong các

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu VN trong điều kiện hội nhập kinh tế.DOC (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w