Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển ngành Dệt may Việt

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu VN trong điều kiện hội nhập kinh tế.DOC (Trang 67 - 71)

4. Bố cục đề tài

3.1.1.Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển ngành Dệt may Việt

Ngày 10 tháng 03 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 36 /2008/QĐ-TTg “Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt

may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Quyết định này

gồm có ba phần chính là: Quan điểm phát triển, định hướng phát triển và các giải pháp thực hiện chiến lược. Đây là một căn cứ pháp lý quan trọng, đồng bộ cho một bước phát triển mới của ngành Dệt may Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.1.1. Về mặt quan điểm

Trong điều 1 của quyết định số 36 /2008/QĐ-TTg đưa ra 5 quan điểm cho phát triển ngành Dệt may Việt Nam từ nay đến năm 2020, nguyên văn như sau:

“1. Phát triển ngành Dệt may theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành Dệt may là thương hiệu của các doanh

nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu vừa không kịp thời.

2. Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.

3. Phát triển ngành Dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt may Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn.

4. Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt may , huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt may Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

5. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt may Việt Nam; Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.”

(Nguồn: Quyết định số 36 /2008/QĐ-TTg “Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” ngày 10 tháng 3 năm 2008)

Quan điểm thứ nhất, thứ hai và thứ năm nhấn mạnh đến chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm, xây dựng thương hiệu, phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành Dệt may , phát triển nguồn nhân

lực… Đó đều là những nhân tố dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành vừa được phân tích trong chương 2. Như vậy, chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam hoàn toàn phù hợp với chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của luận văn.

Quan điểm thứ ba đề cập đến vấn đề phát triển ngành Dệt may một cách bền vững, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế - xã hội chung của quốc gia. Phát triển ngành Dệt may cuối cùng cũng nhằm mục đích tạo thêm việc làm cho xã hội, nâng cao thu nhập, mức sống người lao động và bảo vệ môi trường.

Quan điểm thứ tư đề cập đến nguồn vốn phát triển ngành, trong đó nhấn mạnh tới nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt đối với những lĩnh vực nước ta còn yếu.

Quan điểm thứ hai và thứ ba nhấn mạnh phát triển thị trường xuất khẩu đồng thời phải chú ý xây dựng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa.

3.1.1.2. Về mục tiêu phát triển

Tất cả các quan điểm trên nhằm vào mục tiêu tổng quát: “Phát triển ngành Dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.”

(Nguồn: Quyết định số 36 /2008/QĐ-TTg “Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” ngày 10 tháng 3 năm 2008)

Những mục tiêu cụ thể được xây dựng như sau:

 Về tốc độ tăng trưởng của ngành qua các giai đoạn:

Giai đoạn 2008– 2010 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 20% ngang bằng so với những năm qua. Giai đoạn sau đó, tốc độ tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu sẽ giảm xuống từ 4 đến 5 %. Cơ sở là khi quy mô sản xuất

và xuất khẩu đạt đến một mức độ nhất định thì tốc độ tăng trưởng tất nhiên phải giảm đi.

Bảng 3.1 Mục tiêu tốc độ tăng trưởng ngành Dệt may qua các giai đoạn:

Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008-2010 Giai đoạn 2011-2020

- Tăng trưởng sản xuất hàng năm 16 - 18% 12-14%

- Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20% 15%

 Một số chỉ tiêu qua các giai đoạn thể hiện trong bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu của ngành Dệt may qua các giai đoạn

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Thực hiện 2006

Mục tiêu toàn ngành đến

2010 2015 2020

1. Doanh thu Triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000 2. Xuất khẩu Triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000 3. Sử dụng lao động Nghìn người 2.150 2.500 2.750 3.000

4. Tỷ lệ nội địa hóa % 32 50 60 70

5. Sản phẩm chính: - Bông xơ - Xơ, Sợi tổng hợp - Sợi các loại - Vải - Sản phẩm may 1000 tấn 1000 tấn 1000 tấn 1000 tấn Triệu m2 Triệu SP 8 - 265 575 1.212 20 120 350 1.000 1.800 40 210 500 1.500 2.850 60 300 650 2.000 4.000 (Nguồn: Quyết định số 36 /2008/QĐ-TTg “Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” ngày 10 tháng 3 năm 2008)

Trong “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” đưa ra ba định hướng lớn:

Một là, định hướng phát triển sản phẩm: Nâng cao chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế, tạo sự khác biệt cho sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh toàn ngành, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất thiết ngành phải chủ động được nguồn nguyên phụ liệu và sản phẩm hỗ trợ khác. Do đó xây dựng công nghiệp phụ trợ cho ngành Dệt may là một nhiệm vụ hàng đầu.

Hai là, đầu tư cho sản xuất: Xây dựng một hệ thống sản xuất, cung ứng hiện đại và tập trung, từ khâu cung cấp, sản xuất nguyên liệu, đến khâu thiết kế thời trang, cung ứng sản phẩm.

Ba là, bảo vệ môi trường: Định hướng này nhằm mục đích phát triển ngành Dệt may một cách bền vững. Bảo vệ môi trường nhằm giải quyết cùng một lúc những yêu cầu: Tuân theo quy định về pháp luật về môi trường, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 14000, SA 8000, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ mới trong sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường và quan trọng hơn cả là đáp ứng được các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu VN trong điều kiện hội nhập kinh tế.DOC (Trang 67 - 71)