KỂT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG : CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN (Trang 34 - 36)

Thứ nhất, thủy sản là ngành có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, là nguồn đóng góp khá lớn vào GDP và là nguồn thu ngoại tệ lớn.

Thứ hai, theo như tính toán của nhóm, sản lượng khai thác thủy sản từ năm 2007 đã vượt quá phạm vi cho phép của MSY. Cần có những biện pháp quản lí khai thác hiệu quả và bền vững.

Thứ ba, khai thác thủy sản đã qua giai đoạn nỗ lực đánh bắt tăng, sản lượng tăng. Nố lực đánh bắt vượt qua mức tối ưu EMSY đem lại sảnlượng tối ưu MSY, quá trình nỗ lực đánh bắt tăng , sản lượng giảm. (Nỗ lực đánh bắt được xem xét là cường lực khai thác, đại diện là công suất tàu- capacity).

Như vậy, ta có thể thấy rằng, khai thác thủy sản ở Việt Nam chưa thực sự bền vững. Nhóm đưa ra một số khuyến nghị chính sách như sau:

Phát triển mạnh đội tàu công suất trên 90 CV hoạt động ở vùng khơi, đánh bắt có chọn lọc, đánh bắt các đối tượng có giá trị kinh tế. Chú trọng đổi mới, cải thiện và du nhập một số ngư cụ khai thác theo hướng nâng cao hiệu quả từng bước hiện đại hóa nghề cá.

Giảm cường độ khai thác hải sản vùng biển ven bờ. Từng bước giảm số tàu thuyền công suất nhỏ < 30 CV và những nghề có tính chọn lọc kém, khai thác bất hợp pháp, kém hiệu quả ở vùng biển ven bờ. Đồng thời tập trung chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng bãi ngang sang nuôi trồng thủy sản, dịch vụ, chế biến thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt và một số ngành nghề thích hợp khác.

Phát triển khai thác hiệu quả đi đôi với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản. Tăng cường công tác chỉ đạo khai thác theo ngư trường, mùa vụ và tập trung sản xuất theo tổ đội, theo nghề. Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi hải sản cho ngư dân bằng việc tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật đồng thời thường xuyên thả bổ sung các giống hải sản về với tự nhiên nhằm phục hồi và tái tạo nguồn lợi.

Xây dựng mô hình sản xuất tập thể trong khai thác nhằm tập trung sức mạnh tập thể, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm rủi ro do thị trường và các hoạt động ngành nghề mang lại. Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong khai thác hải sản. Từng bước phát triển đội tàu dịch vụ, thu mua, bảo quản và sơ chế sản phẩm trên biển để tiết kiệm thời gian và giảm chi phí cho các đội tàu đánh bắt.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG : CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN (Trang 34 - 36)

w