BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác tạo nguồn hàng tại Công ty XNK Thanh Hà.DOC (Trang 49 - 54)

VI. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TẠO NGUỒN HÀNG TRONG XUẤT KHẨU

BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN

Đơn vị tính:1000VND 1998 1999 2000 2001 Doanh thu 93.488.640 121.957.780 151.101.412 194.121.670 Lợi nhuận 194.287 261.450 250.178 380.976 TổngTSCĐ 3.548.124 3.670.568 4.010.901 4.650.780 Tổng nguồn vốn 35.670.784 42.784.213 48.078.000 51.310.000 Hiệu quả sử dụng TSCĐ 0,055 0,071 0,062 0,082 Số vòng quay của vốn 2,6 2,85 3,14 3,78

Biểu 2.4 1998 1999 2000 2000 Đơn vị tính:1000VND LỢI NHUẬN 194.287 261.45 250.178 380.976 Năm Lợi nhu ận 1998 1999 2000 2001

Kết quả trên cho thấy: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu doanh thu, tài sản, lợi nhuận đều tăng. Mặc dù việc tăng chưa hợp lý tuyệt đối và không có sự đồng đều giữa các năm.

Nhưng đó là một kết quả đáng mừng vì lợi nhuận là mục tiêu chính trong kinh doanh.

Tài sản cố đinh bình quân cũng như tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty trong những năm qua luôn tăng cao do Công ty đầu tư xây dựng một xí nghiệp sản xuất khăn mặt. Chắc chắn trong các năm tới hiệu quả kinh doanh của Công ty còn tăng cao hơn nữa.

Tuy phải đứng trước những khó khăn chung về biến động trên thị trường quốc tế cũng như những khó khăn. Nhưng Công ty đã có những biện pháp khắc phục kịp thời, có đầy đủ vốn phục vụ cho kinh doanh. Nhất là vốn bắng tiền mặt phục vụ cho việc thu mua hàng nông lâm sản. Luân chuyển và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng, nhà cung ứng cũng như với ngân hàng. Giữ được “chữ tín” trong vay và trả vốn ngân hàng. Đã làm tốt công tác quản lý vốn trong kinh doanh không để xảy ra tình trạng thất thoát vốn mặc dù Công ty phải ứng tiền trước cho người bán và bán hàng thu tiền sau.

5.Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu.

Trong khoản thời gian từ 1998 trở lại đây tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu diễn ra ngày càng gay gắt.

Đối với lĩnh vực xuất khẩu hàng nông lâm sản Công ty đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp cùng ngành.

Trong lĩnh vực xuất khẩu chè là mặt hàng chủ đạo của Công ty đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của Tổng Công ty chè Việt Nam (VINATEA).

đây là một đối thủ khá mạnh cả về vốn, thị phần cũng như kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực này trung bình trong vài năm trở lại đây VINATEA thường chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước. Mặc dù vậy tỷ trọng của Công ty trong thị trường này vẫn đạt ở mức cao. Trong những năm gần đây theo báo cáo của Công ty thì thị phần của Công ty trong tổng khối lương chè xuất khẩu của cả nước luôn ở mức trên dước 30%.

Chẳng hạn như trong năm 2001 theo báo cáo tổng số chè thương phẩm của cả nước đạt khoản trên 70.000 tấn thì khối lượng chè của Công ty xuất khẩu được là 20.000 tấn.

Để đối phó với sự cạnh tranh quyết liệt của VINATEA trong công tác thu mua tạo nguồn hàng thì Công ty đã thực hiện một số giải pháp như: Thu mua với giá cao hơn, thực hiện đầu tư vào những cơ sở sản xuất chế biến chè hoặc đặt trước cho người sản xuất ...

Còn đối với các mặt hàng khác như mây tre đan hiện Công ty đang gặp phải sư cạnh tranh từ phía PAROTEX (Tổng Công ty xuất nhập khẩu mây tre đan). Còn các mặt hàng nông lâm thổ sản khác cũng đang gặp phải sự cạnh tranh của NAFORIMEX (Tổng Công ty xuất nhập khẩu nông lâm thổ sản), Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I, cũng như các Công ty xuất nhập khẩu tại các tỉnh... Đối với những mặt hàng này chiếm tỷ trong không lớn trong tổng doanh thu của Công ty, hơn nữa thị phần của Công ty trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước về các mặt hàng này không lớn thường là dưới 5% nên sẽ không có sức mạnh trong công tác tạo nguồn hàng. Hơn nữa về mặt hàng nông lâm thổ sản thì các Công ty xuất nhập khẩu ở các đại phương thường thuận tiện hơn trong việc thu mua hàng hoá. Chính vì vậy trong thời gian qua Công ty đang có những biện và chính sách như: Cử cán bộ có kinh nghiệm đi khảo sát các vùng nguyên liệu, thiết lập các mối quan hệ với các

đơn vị sản xuất cũng như với các Công ty xuất nhập khẩu tại địa phương đó... Nhằm nâng cao thị phần cũng như tạo ra sức mạnh trong công tác thu mua tạo nguồn hàng các mặt hàng này.

Ngoài ra đối với lĩnh vực xuất khẩu hàng nông lâm sản thì tình trạng không được Nhà nước tổ chức quản lý chặt chẽ dẫn tới tình trạng “tranh mua- tranh bán” làm cho đầu vào nhiều lúc giá cao không đúng với thực tế.

Mặc dù hiện nay Nhà nước đã có những chính sách phù hợp đối với việc thu mua cũng như chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản như chính sách trợ giá, mua dự trữ.

Đối với mặt hàng khăn bông xuất khẩu mặc dù sản lượng và doanh thu trong những năm gầy đây liên tục tăng cao. Nhưng hiện giờ đầu vào là sợi chủ yếu Công ty phải nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc hoặc thông qua các Công ty trong nước như: Nhà máy rệt 8/3, Công ty sợi Nha Trang, Công ty bông Việt Nam... nên đầu vào phải chấp nhận một giá khá cao chính vì vậy trong những năm tới Công ty cần có những chính sách phù hợp trong việc tìm nguồn nguyên liệu cho sản xuất khăn bông tránh phải nhập với giá cao như hiện nay.

6.Những kết quả đạt được từ 1998 đến năm 2001.

Với những cố gắng của mình trong những năm qua Công ty Thanh Hà đã thu được những kết quả đáng mừng. Từ một cơ sở mới được tái thành lập với cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu vốn, đội ngũ cán bộ công nhân viên kém về chuyên môn nguồn hàng vụ làm công tác xuất nhập khẩu còn mang nặng tính chất bao cấp. Khi bung ra cơ chế thị trường hoạt động độc lập, tự kinh doanh tự hạch toán, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Đến nay Công ty không những đứng vững mà còn phát triển mở rộng.

Trong những năm từ 1998 đến năm 2001. Tình hình tài chính của Công ty gặp nhiều khó khăn do vốn lưu động có hạn. Nên không đủ khả năng tổ chức mua bán theo nhu cầu thị trường mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng. Một phần phải chiếm dụng vốn từ phía nhà cung cấp. Các nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Song Công ty đã biết tận dụng và sử dụng vốn một cách có hiệu quả vấn giữ được “chữ tín” về tài chính, tín dụng đối với ngân hàng cho vay và nhà cung cấp. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn tình hình tài chính của Công ty thông qua bảng sau.

Bảng 2.6

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác tạo nguồn hàng tại Công ty XNK Thanh Hà.DOC (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w