Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000–hết năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về fdi vào việt nam giai đoạn 2000-2010.doc (Trang 27 - 29)

2.2.1 Thực trạng

 Từ 1998 đến 2000 là thời kỳ suy thoái của FDI. Năm 2000, vốn FDI đăng kí vào Việt Nam là 1,973 tỉ USD. Sau khi đạt kỷ lục về vốn thực hiện vào năm

1997 với gần 3,2 tỷ USD, thì 3 năm tiếp theo đã giảm rõ rệt, năm 1998 là 2,4 tỷ USD, năm 1999 và năm 2000 mỗi năm 2,2 tỷ USD.

 Từ 2001 đến nay là thời kỳ phục hồi hoạt động của FDI. Vốn đăng ký năm 2001 là 2 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2000. Vốn thực hiện là 2,3 tỷ USD, tăng 3% so với năm trước. Như vậy, FDI đã đăng kí tăng trở lại với nhưng vẫn chưa được hai phần ba so với năm 1996.

 FDI tăng vào năm 2000 và năm 2001 là kết quả của dự án đường ống Nam Côn Sơn (2000) với tổng vốn đầu tư là 2,43 tỷ đô-la Mỹ, và Dự án XD-KD- CG Phú Mỹ (2001) với tổng vốn đầu tư là 0,8 tỷ đô-la Mỹ.

Các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam:

 Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn là một đường dẫn khí thiên nhiên từ bể khí Nam Côn Sơn ngoài khơi Vũng Tàu vào đất liền. Điểm bắt đầu là giàn khai thác khí Lan Tây và điểm kết thúc là Nhà máy Chế biến khí Dinh Cố (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Vũng Tàu). Toàn bộ chiều dài của đường ống là 370 km (không kể đoạn từ nhà máy Dinh Cố đi các nơi khác). Đường kính của ống là 26 inch và là loại đường ống hai pha. Công suất vận chuyển theo thiết kế 19,8 triệu m3 khí/ngày (khoảng 7 tỷ m3 khí/năm), có các đầu chờ được đặt ở vị trí thích hợp để nhận khí từ các mỏ khác ngoài các mỏ Lan Đỏ và Lan Tây.Dự án lắp đặt đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn được khởi công vào ngày 15 tháng 12 năm 2000 và hoàn thành vào cuối năm 2002 theo phương thức BOT. Đơn vị thực hiện dự án là một liên doanh gồm Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, tập đoàn BP và Công ty ConocoPhilips.

 Qua 5 tháng đầu năm 2001, Việt Nam đã có thêm 148 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký trên 467 triệu USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2000. HCM tiếp tục dẫn đầu cả nước với trên 40% tổng lượng vốn đầu tư. 75,7% các dự án được cấp giấy phép (112 dự án) tập trung chủ yếu vào công nghiệp với số vốn đăng ký khoảng 395,8 triệu USD. HCM dẫn đầu cả nước về số dự án mới được cấp

giấy phép (55) và số vốn đăng ký (gần 200 triệu USD). Đặc biệt, 2 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài đầu tiên vào Việt Nam ở các khu công nghiệp của thành phố với tổng vốn 1,5 triệu USD.

 Dự án của Đài Loan: Công ty Vietnam Taisun, đặt ở khu công nghiệp Tân Tạo, chuyên sản xuất giấy vệ sinh và khăn giấy, 65% sản lượng dành cho xuất khẩu. Dự án có vốn 1 triệu USD và thời hạn hoạt động 47 năm.

 Dự án tiếp theo là của Australia: Công ty Kim Sơn đặt ở khu công nghiệp Tân Bình, chuyên sản xuất nữ trang, vàng bạc, đá quý dành hoàn toàn cho xuất khẩu, cũng có thời gian hoạt động là 47 năm và vốn 500.000 USD.  Các dự án lớn tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Đài Loan vẫn là đối tác

dẫn đầu về số dự án được cấp phép (trên 47 triệu USD cho 39 dự án). Trong giai đoạn này, cơ cấu vốn FDI đăng ký theo đối tác cũng có nhiều thay đổi. Năm 2000, vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu là từ châu Âu, chiếm 36,6% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Vốn FDI từ các nước ASEAN ngày càng giảm sút, chiếm 2,4% tổng vốn đăng ký. Tuy nhiên, vốn từ các nước Đông Á vào Việt Nam lại tăng rõ rệt, chiếm tới 22,4% tổng vốn đăng ký. Năm 2001, vốn FDI từ các nước châu Âu, châu Mỹ và Đông Á tiếp tục tăng mạnh, chiếm 44,5%; 4,6% và 28,7% tổng vốn đăng ký mới.

Đóng góp của FDI vào GDP: (đơn vị: %) Nguồn : Tổng cục thống kê

Năm 2000 2001

GDP 100 100

Khu vực nhà nước 39 39

Khu vực ngoài nhà nước 47,7 48

FDI 13,3 13

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về fdi vào việt nam giai đoạn 2000-2010.doc (Trang 27 - 29)