Vị trí và phƣơng pháp lấy máu làm xét nghiệ mở lợn?

Một phần của tài liệu Đề cương chẩn đoán bệnh thú y 80 câu chuyên ngành thú y. (Trang 32 - 33)

- Màu sắ c: phụ thuộc rất nhiều màu thức ăn và tuổi gia súc.

59.Vị trí và phƣơng pháp lấy máu làm xét nghiệ mở lợn?

Vị trí lấy máu

a. Lợn

- Tĩnh mạch tai - Hốc mắt

- Vịnh tĩnh mạch cổ Phương pháp lấy máu

- Cố định gia súc

- Cắt lông, sát trùng vị trí lấy máu - Garo vùng tĩnh mạch định lấy máu - Trích, luồn kim vào lòng mạch lấy máu

+ chú ý ngửa mặt vát của kim lên trên + góc đâm kim vào mạch quản từ 25-45 độ - Bơm máu vào ống nghiệm

+ khi tháo kim tiêm, bơm nhẹ nhàng vào ống nghiệm tránh gây vỡ hồng cầu + nếu lấy huyết thanh để nghiêng ống nghiệm và đợi đến khi chắt xong huyết thanh mới vận chuyển

- Ghi nhãn

+ tên, số hiệu bệnh súc + giống, tính biệt, tuổi + loại bệnh súc

60.61.62.63 Trình bày phƣơng pháp lấy mẫu và bảo quản huyết thanh, huyết tƣơng của trâu, bò,chó mèo làm xét nghiệm? tƣơng của trâu, bò,chó mèo làm xét nghiệm?

33

 Phải lấy máu buổi sáng, khi chưa ăn uống gì.

 Dùng ống nghiệm, bơm tiêm và kim tiêm thật vô khuẩn (tiệt khuẩn khô). Nếu phải làm garô thì sau khi kim đã vào tĩnh mạch, phải mở garô ngay nếu không thì thành phần máu sẽ thay đổi; khi bơm máu vào ống nghiệm, nên tháo kim, bơm nhẹ vào thành ống, không cho sủi bọt. Để tránh cho xét nghiệm khó khăn hoặc sẽ đưa đến những kết quả sai lầm, tuỳ trường hợp phải cho thêm vào ống nghiệm một ít hoá chất chống đông, chống lên men, tán nhỏ thật mịn.

 Muốn có một lượng huyết thanh, huyết tương đó, phải lấy máu gấp 3 lần sau đó cho lắng hoặc cho thêm chất chống đông rồi quay ly tâm.

 Lấy máu tĩnh mạch 1ml bằng bơm tiêm dùng 1 lần, bơm nhẹ nhàng vào ống nghiệm vô trùng, để ống nghiệm nằm hơi nghiêng cho máu trải ra. Để ở nhiệt độ phòng 1 giờ cho huyết thanh tách ra rồi bảo quản ở 4 độ C. Đưa mẫu máu về phòng thí nghiệm. Mẫu máu này không được để đông băng và chỉ được để ở 4 độ C trong vòng 24 giờ. Tốt nhất là ly tâm ngay ở tốc độ 1500 vòng trong 10 phút. Chắt lấy huyết thanh phải cẩn thận không để xảy ra tan huyết. Ống huyết thanh phải được đậy nút và đảm bảo vô trùng khi gửi đến phòng thí nghiệm chẩn đoán. Trong khi chờ đợi xét nghiệm, huyết thanh được bảo quản ở 2-4 độ C hoặc có thể để đông băng nếu chưa xét nghiệm được ngay. Mỗi mẫu huyết thanh phải kèm theo phiếu xét nghiệm (theo mẫu quy định).

Bảo quản mẫu huyết thanh gửi đến phòng thí nghiệm:

 Mẫu huyết thanh sau khi chắt, gửi đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt. Không nên chờ đợi các mẫu lấy tiếp theo rồi gửi một thể.

 Mẫu huyết thanh được đựng trong ống vô trùng có nút, tốt nhất là nút vặn xoáy (loại tuýp nhựa Cryotube) rồi cho vào túi nhựa buộc chặt cẩn thận.

 Dùng dụng cụ bảo quản vacxin trong dây chuyền lạnh để đựng mẫu. Để mẫu ở giữa, đặt các bình tích lạnh xung quanh và ở trên để đảm bảo 2-8 độ C. Cần ghi nhớ là để ống huyết thanh thẳng đứng trong dụng cụ vận

chuyển. Không để nằm hoặc nghiêng ống huyết thanh.

Một phần của tài liệu Đề cương chẩn đoán bệnh thú y 80 câu chuyên ngành thú y. (Trang 32 - 33)