NĂM 2010 VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÀ CÁC GIẢI PHÁP I Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi các quy định của Luật

Một phần của tài liệu Những điểm mới của luật trọng tài thương mại năm 2010 về thỏa thuận trọng tài và những vấn đề đặt ra.doc (Trang 64 - 67)

II. Những điểm mới của LTTTMVN 2010 về TTTT 2.1.Khái niệm

15 Bình luận về Pháp luật trọng tài: Bàn về chế định Thỏa thuận trọng tà

NĂM 2010 VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÀ CÁC GIẢI PHÁP I Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi các quy định của Luật

THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

NĂM 2010 VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÀ CÁC GIẢI PHÁPI. Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi các quy định của Luật I. Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi các quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010 về thỏa thuận trọng tài

Luật Trọng tài thương mại năm 2010 ghi nhận sự tồn tại của Thoả thuận trọng tài (TTTT). Theo đó, TTTT có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thoả thuận riêng. Luật cũng thừa nhận việc điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, huỷ bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài. Cách tiếp cận này của Luật cho thấy sự tiệm cận của pháp luật về trọng tài của Việt Nam với pháp luật và thông lệ quốc tế về trọng tài.

Xác định hiệu lực pháp lý của TTTT là một yếu tố cần thiết. Bởi lẽ, về nguyên tắc, TTTT tồn tại độc lập với hợp đồng. Hợp đồng có thể bị vô hiệu nhưng TTTT vẫn có giá trị pháp lý. Đây là nguyên tắc quan trọng của trọng tài, đảm bảo tối đa quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp. Đồng thời cũng chỉ rõ thêm tính chất tài phán tư của hình thức giải quyết tranh chấp này.

Tuy nhiên, còn có một số vấn đề về TTTT của Luật Trọng tài thương mại (TTTM). Thứ nhất, nếu TTTT tạo thành một phần của thoả thuận khác, không phải là một điều khoản của hợp đồng, liệu thoả thuận TTTT có thể được coi như một thoả thuận độc lập và có thể tồn tại hay không, nếu thoả thuận chính vô

hiệu. Thứ hai, các bên trong TTTT tiếp tục thoả thuận những vấn đề liên quan đến trọng tài, liệu thoả thuận này có được coi là một phần của TTTT hay không? Thứ ba, về thời điểm xác lập TTTT. Nếu điều khoản trọng tài là một bộ phận của hợp đồng thì điều khoản này cũng có hiệu lực pháp luật. Câu hỏi đặt ra là liệu có thể áp dụng những quy định về giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự để xác định thời điểm hình thành TTTT hay không. Hay chỉ cần ghi nhận điều này trong một văn bản pháp luật riêng biệt về trọng tài, luật TTTM cần phải có quy định cụ thể về vấn đề này. Thứ tư, Luật quy định, việc thay đổi, gia hạn, huỷ bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài. Vậy nếu hợp đồng không thể thực hiện được, không rơi vào những trường hợp trên, giá trị pháp lý của điều khoản trọng tài như thế nào? Cuối cùng là việc nếu các bên không lựa chọn được luật áp dụng cho TTTT, hiệu lực của thỏa thuận sẽ được xác định theo luật nào? Luật Hợp đồng, luật của nơi tiến hành trọng tài, hay luật của nơi thi hành quyết định trọng tài?

Thực tiễn ký kết thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam

Trọng tài đang dần dần được doanh nghiệp Việt Nam sử dụng trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, do lịch sử cũng như do nhận thức, trọng tài chưa có một vai trò đúng như nó cần phải có. Mấy chục năm qua, do ảnh hưởng của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp đã không quan tâm đến trọng tài. Nhiều doanh nghiệp không phân biệt được sự khác nhau giữa trọng tài kinh tế (Nhà nước) với trọng tài phi chính phủ, không tín nhiệm trọng tài vì thiếu hiệu lực cưỡng chế quyết định trọng tài. Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp không “mặn mà” với trọng tài mà các biểu hiện khá phổ biến là:

- Thứ nhất, doanh nghiệp chưa có một thói quen đặt ra câu hỏi là cần lựa chọn trọng tài hay tòa án khi ký kết hợp đồng và tại sao lại như vậy.

- Thứ hai, nếu có chọn trọng tài, họ cũng chỉ quy định một cách chung chung, không chính xác, ví dụ, trong các điều khoản trọng tài họ vừa chọn trọng tài lại vừa chọn tòa án; chọn trọng tài tài A để phúc thẩm trọng tài B; chọn trọng tài A nhưng lại quy định dùng quy tắc trọng tài B để áp dụng; ghi tên tổ chức trọng tài hoặc ghi quy tắc tố tụng không chính xác ... Những điều khoản trọng tài như vậy rất dễ bị tranh chấp về tính hiệu lực của nó.

- Thứ ba, nếu có chọn trọng tài, các bên trong thỏa thuận trọng tài cũng chỉ

“mang máng” biết về trọng tài. Họ không hiểu bản chất của phương thức giải

quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc hiểu “mù mờ” về tổ chức trọng tài hoặc quy tắc tố tụng trọng tài mà họ lựa chọn. Sự thỏa thuận chọn trọng tài, chọn quy tắc, chọn địa điểm xét xử và luật áp dụng lắm khi là do cách quan niệm khá

“hồn nhiên” rằng tranh chấp sẽ không xẩy ra, nếu có xẩy ra thì sẽ thương lượng

tiếp (!)

Thực tế cho thấy, không thiếu cảnh “dở khóc dở cười” vì những chuyện như vậy. Với trường hợp thứ nhất nêu trên, một số doanh nghiệp Việt Nam, do không chọn trước trọng tài (hay tòa án) khi có tranh tranh chấp phát sinh trong các vụ kiện có yếu tố nước ngoài, họ không biết quyết định như thế nào. Chọn trọng tài thì đã quá muộn vì đối tác không hợp tác, chọn tòa án nước ngoài của đối tác thì vừa sợ, vừa lo. Sợ vì không biết thủ tục pháp luật, lo vì chi phí. Chọn tòa án Việt Nam thì không chắc bản án của Tòa án ta có được nước ngoài công nhận không. Với trường hợp thứ hai nêu trên, khả năng vô hiệu của điều khoản trọng tài sẽ rất cao. Một điều khoản trọng tài bị coi là vô hiệu sẽ dẫn đến hệ quả phức tạp, nhất là việc quyết định trọng tài có thể bị hủy, vụ tranh chấp sẽ bị kéo dài không cần thiết. Với trường hợp thứ ba nêu trên, sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp bị bất ngờ, lúng túng vì trước đó, họ không biết gì hơn về trọng tài, về pháp luật họ chọn, quá trình trọng tài hoặc bị kéo dài, hoặc có rủi ro.

Tóm lại, cả ba trường hợp trên đều nên tránh.

II. Giải Pháp

2.1.Về phía doanh nghiệp

Kinh tế ngày càng phát triển, các giao dịch thương mại càng nhiều, nhất là trong điều kiện đất nước hội nhập, khả năng xẩy ra tranh chấp sẽ thường xuyên hơn. Việc quyết định lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là một quyết định không kém phần quan trọng hơn so với các quyết định kinh doanh khác như chọn đối tác, giá cả, chất lượng... Đơn giản chỉ vì nếu không có một điều khoản tốt thì khi “thương vụ” bị đổ bể, nguy cơ trắng tay sẽ là hiện thực.

Có lẽ vì vậy mà doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ hơn về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án như thương lượng, trung gian, hòa giải,

cũng như các phương thức tài phán như trọng tài, tòa án. Hiểu được sự mạnh, yếu của từng phương thức sẽ giúp doanh nghiệp chủ động, bình tĩnh hơn trước nguy cơ một bên gây thương tổn cho “thương vụ” của mình.

Khi đàm phán hợp đồng, nên “cắn răng” mà đàm phán về điều khoản giải quyết tranh chấp. Bất kỳ một mong ước tốt đẹp nào “cầu trời” cho tranh chấp đừng xẩy ra vẫn có thể bị tan biến vì thương trường ẩn chứa bao rủi ro (nếu không thế thì ai cũng kinh doanh được!). Mọi sự né tránh hoặc vì quan niệm, hoặc vì nể nang đều như cảnh trời quang mây tạnh nhưng lấp ló đâu đó, giông bão cũng có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Khi đã thỏa thuận sẽ chọn phương thức trọng tài thì dứt khoát đừng đại khái, qua loa, làm cho xong chuyện. Hợp đồng như hôn nhân, muốn tính cuộc vuông tròn thì cũng phải “dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”. Để chọn tổ chức trọng tài nào và/hoặc quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài nào cũng phải như vậy. Điều này buộc doanh nghiệp phải hiểu biết cụ thể, chính xác để đừng rơi vào cảnh “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Cũng đừng à ơ chọn luật nước này, nước nọ mà không biết hoặc không biết rõ luật đó có phù hợp hay không. Địa điểm trọng tài cũng là điều cần cân nhắc, không chỉ vì nó ảnh hưởng đến “túi tiền” của mình mà nó còn liên quan đến thỏa thuận trọng tài và quy tắc tố tụng. Nói tóm lại, đây không phải là điều đơn giản mà phức tạp như bao điều khoản hợp đồng khác. “Tính trước sẽ đi xa”. Sự chuẩn bị cho điều khoản trọng tài chu đáo không nằm ngoài kết luận này17.

Một phần của tài liệu Những điểm mới của luật trọng tài thương mại năm 2010 về thỏa thuận trọng tài và những vấn đề đặt ra.doc (Trang 64 - 67)

w