II. Những điểm mới của LTTTMVN 2010 về TTTT 2.1.Khái niệm
15 Bình luận về Pháp luật trọng tài: Bàn về chế định Thỏa thuận trọng tà
2.2. Về phía Nhà nước
Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thì việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài càng cần phải tuân theo các chuẩn mực quốc tế vì vậy thỏa thuận trọng tài phải gần hơn với các quy định của Luật mẫu.
Vấn đề khái niệm TTTT thì Luật mẫu có quy định chi tiết hơn LTTTM 2010: ““Thoả thuận trọng tài” là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về
17 Thực tiễn ký kết thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam (http://www.viac.org.vn/vi-VN/Home/baivietlienquan/2008/10/183.aspx) VN/Home/baivietlienquan/2008/10/183.aspx)
quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”, trong khi LTTTM 2010 thì quy định chưa rõ ràng: “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”. Do vậy có nên chăng có nghị định bổ sung cho vấn đề này để việc thực thi về thỏa thuận trọng tài được thuận tiện hơn.
KẾT LUẬN
Với việc Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới và những hạn chế của Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 thì Luật trọng tài thương mại năm 2010 ra đời là xu hướng tất yếu.
Luật trọng tài thương mại năm 2010 ra đời đã có những cải thiện rõ rệt so với Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 về quyền của trọng tài, về thỏa thuận trọng tài, về trọng tài quy chế, vị thế của trọng tài, mối quan hệ giữa trọng tài và tòa án.
Về thỏa thuận trọng tài, Luật trọng tài thương mại năm 2010 đã khắc phục được những hạn chế của Pháp luật trọng tài thương mại năm 2003 như tăng pham vi quy định về hình thức của thỏa thuận trọng tài, pham vi quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu rõ ràng hơn, đã có quy định rõ ràng về quyền của người tiêu dùng.
Tuy nhiên Luật trọng tài thương mại năm 2010 cũng có những mặt hạn chế về thỏa thuận trọng tài như hiệu lực pháp lý của thỏa thuận trọng tài.
Hiện tại ở Việt Nam lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại chưa được chú trọng, khác với các nước phát triển trên thế giới, giải quyết
tranh chấp thương mại là lựa chọn hàng đầu. Việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài có những ưu điểm nhất định so với bằng tòa án và là xu hướng của thế giới. Vậy chăng các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tính đến việc ưu tiên giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.
Với sự phát triển của luật trọng tài thương mại thì thỏa thuận trọng tài cũng sẽ không ngừng cải thiện để phù hợp với sự những vấn đề phức tạp của tranh chấp thương mại.