IV. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex Việt Nam
1. Những kết quả đạt được Những kết quả đạt được.
Ngành nông sản trong những năm qua gặp không ít khó khăn trở ngại, song ngành vẫn vượt qua và phấn đấu để đạt được một số kết quả rất đáng mừng. Ngoài việc là giải quyết được việc làm cho một bộ phận lao động xã hội thì ngành nông sản còn đóng góp nhiều cho sự phát triển nền kinh tế đất nước, có kim ngạch xuất khẩu cao và là một trong mười mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt nam. Việc nỗ lực mở rộng thị trường là điều rất đáng khích lệ vì trong tương lai không xa thì quá trình hội nhập (tham gia tiến trình cắt giảm thuế quan CEPT của khu vực mậu dịch tự do AFTA, tham gia Diễn đàn hợp tác khu vực châu Á -Thái Bình Dương APEC và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO) đòi hỏi phải có sự cạnh tranh có hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước và khả năng cạnh tranh này được đánh giá như sau:
Nhìn chung, trên thị trường quốc tế hàng nông sản Việt Nam có mức giá thấp, ở đây do nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản là chi phí tiền lương thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực. Như ở Thái Lan, tiền lương chiếm 30 - 35% giá thành sản phẩm, chính vì vậy đã đội giá thành lên cao và cao hơn so với các nước có giá nhân công thấp hơn.
Giá cả là yếu tố cạnh tranh rất có hiệu quả nhưng ngày nay, đối với nhiều doanh nghiệp, thực tế rất khó khăn trong việc xác lập một chính sách giá hợp lý. Vào những năm vừa qua, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông sản Việt Nam đã bị đe doạ do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ đồng tiền nhiều nước trong khu vực bị mất giá, giá nhân công giảm làm cho giá cả ở các nước này đồng thời giảm xuống, gây khó khăn cho xuất khẩu hàng nông sản của ta. Thực tế, cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ đã góp phần tạo ưu thế cạnh tranh về đơn giá lao động và nguồn nguyên liệu của các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Inđonexia, Thái lan... mạnh hơn Việt nam, đã có nhiều khách hàng đã chuyển sang đặt hàng tại các nước trên.
Với những nỗ lực hết mình để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong một thời gian dài, Intimex đã đạt được nhiều kết quả mỹ mãn.
Từ khi thành lập, vượt qua nhiều khó khăn, Intimex vẫn tự hào đi lên. Giờ đây, với hơn 2000 nhân viên ở khắp các vùng miền trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm của đất nước, doanh thu xuất khẩu hàng triệu đô la trong năm 2008 và tổng doanh thu trên 2000 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 300 tỷ đồng bằng cách nộp thuế, Intimex xếp thứ 49/500 doanh nghiệp Việt Nam. Intimex đã hoàn toàn là một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước chuyển đổi sang công ty cổ phần và mở sang một trang mới là Công ty cổ phần Intimex Việt Nam.
2. Những khó khăn và thách thức hiện nay.Những khó khăn và thách thức hiện nay
Bên cạnh kết quả đạt được, công ty vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy hoạt động xuât khẩu và những điều này đã tác động trực tiếp đến hàng xuất khẩu ra nước ngoài như sau:
Nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu thị trường không được chú ý và không được coi trọng. Intimex không có phòng marketing chuyên biệt để nghiên cứu thị trường. Việc này có thể coi như câu trả lời cho câu hỏi: tại sao tỷ lệ tăng trưởng doanh thu xuất khẩu chậm lại và có xu hướng giảm.
Hạn chế chi phí cho công tác thúc đẩy bán hàng đã ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường mới. Ngân sách dành cho quảng cáo hàng năm chỉ chiếm số nhỏ trong tất cả các chi phí của Intimex.
2.2Khó khăn trong cơ cấu tổ chức
Intimex ra đời là một doanh nghiệp sở hữu nhà nước, mặc dù đã được tư nhân hóa và ngày nay đã có được biết đến là công ty cổ phần nhưng vẫn mang cơ cấu tổ chức lớn của hơn 2000 nhân viên, trong đó đa phần nhân lực trình độ lao động thấp, 10 người có bằng thạc sĩ, 562 người tốt nghiệp đại học và cao đẳng, số còn lại là lao động phổ thông. Mặc dù kinh doanh ngoại thương nhưng chỉ có số lượng rất người sử dụng thành thạo Tiếng Anh, ảnh hưởng đến giao tiếp trong kinh doanh, tiếp xúc với các đối tác nước ngoài cũng như tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết các tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng bán hàng.
Hơn nữa, Intimex vẫn bị ảnh hưởng bởi cách tổ chức quan liêu trong quản lý, tài liệu. Một quyết định kinh doanh được thực hiện phải thông qua nhiều phòng ban khác nhau và nhiều loại giấy tờ. Vì vậy, nó sẽ đi từ chỗ quản lý của một số phòng ban đến tổng giám đốc và hội đồng quản trị. Ví dụ một hợp đồng trị giá hơn 100 nghìn USD chỉ có hiệu lực khi có sự đồng ý của ban giám đốc. Việc ra quyết định kinh doanh cuối cùng sẽ làm nhỡ rất nhiều cơ hội kinh doanh, hợp đồng với các đối tác do thủ tục rườm rà.
Hàng xuất khẩu của Intimex hầu hết là hàng thô, cần nhiều lao động, vì vậy, phải chịu nhiều tác động của thời tiết, mùa vụ, khủng hoảng…ảnh hưởng đến doanh thu của Intimex. Năm 2007, một trận bão lớn đã quét sạch vụ thu hoạch 1200 km vùng nuôi tôm ở chi nhánh Thanh Hóa. Năm 2008, doanh thu xuất khẩu gạo giảm mạnh bởi vì chính phủ hạn chế xuất khẩu và dự báo vụ thu hoạch kém do đợt lạnh khắc nghiệt của thời tiết xảy ra vào cuối năm 2008. Khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của Intimex, hi vọng kết quả kinh doanh của công ty sẽ tốt hơn vào năm sau.
2.4 Khó khăn trong việc kết nối giữa các đơn vị trong công ty.
Intimex có nhiều chi nhánh và công ty con trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Họ là những đơn vị riêng lẻ mà không có một mối quan hệ nào để hỗ trợ nhau trong kinh doanh cho dù hoạt động kinh doanh với một mục tiêu chung: xuất khẩu hàng nông sản và thủy hải sản để thu lợi nhuận. Vì vậy, không có sự kết hợp chào giá giữa các đơn vị cho cùng một sản phẩm, tạo cơ hội cho việc so sánh giá của khách hàng nước ngoài và không được ép giá sản phẩm.
Ngoài những khó khăn khách quan do thị trường các nước đem lại, thì ngành nông sản nước ta còn gặp không ít những trở ngại khác và cũng ảnh hưởng mạnh tới việc xuất khẩu hàng nông sản vào các thị trường lớn trên thế giới của nước ta trong những năm qua.
2.5 Khó khăn về vốn.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến – xuất khẩu hàng nông sản đang gặp những khó khăn về vốn, thiếu vốn đã hạn chế rất lớn đến việc mở rộng xuất khẩu, đổi mới kỹ thuật, máy móc thiết bị, nâng cao tay nghề người lao động và đẩy mạnh nghiên cứu thị trường.
Trong nhiều doanh nghiệp nguồn vốn tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng nguồn vốn. Hơn nữa, vốn thiếu ở đây chủ yếu là vốn lưu động. Điều này gây nên áp lực trả lãi vay và đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận đạt được thấp.
Trong khi đó, thủ tục vay vốn còn phiền hà, thời hạn ngắn không phù hợp với công tác đầu tư, thu hồi vốn của các doanh nghiệp. Để có được nguồn vốn tín dụng, một doanh nghiệp phải lập dự án hoặc giải trình kèm theo nhiều điều kiện và văn bản giấy tờ khác nhau. Công việc này mất rất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng.
2.6 Khó khăn trong mua nông sản.
Do ngành nông nghiệp nước ta còn chưa phát triển dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu nông sản hiện nay gặp một vài khó khăn trong việc thu mua nông sản từ các đơn vị nuôi trồng như hộ gia đình, hợp tác xã, đơn vị kinh doanh cá thể. Chính điều này đã gây ra một số khó khăn từ phía nhà cung cấp, cụ thể: nông sản thu mua từ các khu vực khác nhau có chất lượng không đồng đều, sản lượng không ổn định do các nguyên nhân khách quan như thiên tai lũ lụt, hạn hán… làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiều hợp đồng bị huỷ bỏ trong thời gian qua.
2.7 Khó khăn do sức ép cạnh tranh trên thị trường. Khó khăn do sức ép cạnh tranh trên thị trường.
Như đã nói cạnh tranh luôn là vấn đề cần được quan tâm của doanh nghiệp, đặc biệt khi xâm nhập vào thị trường thế giới thì sức ép cạnh tranh là rất lớn. hơn nữa các quốc gia phát triển bảo hộ ngành nông nghiệp trong nước bằng nhiều hình thức như áp dụng hàng rào kỹ thuật, áp thuế cao với hàng nhập khẩu. Không những cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp của các nước khác. Điều này buộc các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu nông sản phải giảm giá, cải tiến sản xuất, giảm chi phí và đổi mới kỹ thuật.
2.8 Khó khăn trong hoạt động Marketing. Khó khăn trong hoạt động Marketing.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu nông sản chưa xây dựng được kế hoạch xuất khẩu mang tính chiến lược nhằm phân tích môi trường kinh doanh, đặt ra các mục tiêu kinh doanh cụ thể và huy động các nguồn lực để phát triển. Việc tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng còn mang tính bị động
do chưa có các tổ chức xúc tiến thương mại cung cấp các thông tin về thị trường cũng như các đặc điểm kinh tế, xã hội, quy định, luật pháp, chính sách thương mại, chế độ ưu đãi thuế quan.... cho các doanh nghiệp. Do đó nhiều thương vụ là do khách hàng tự tìm đến chứ các doanh nghiệp nông sản chưa chủ động tìm đến khách hàng. Do chưa có các tổ chức đại diện thương mại... nên việc thu thập thông tin chưa kịp thời, thiếu thông tin đặc biệt là thông tin về giá cả, cung cầu trên thị trường... điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu nông sản trong quá trình đàm phán và xây dựng giá cả.
2.9 Khó khăn do cơ chế quản lý của Nhà nước. Khó khăn do cơ chế quản lý của Nhà nước.
Bên cạnh những chính sách của Nhà nước cho phát triển ngành nông sản đem lại sự thuận lợi cho ngành thì cũng còn không ít những chính sách đem lại nhiều bất cập, trong điều kiện cơ chế quản lý của nhà nước không đồng bộ, phức tạp. Thủ tục giấy tờ xuất nhập khẩu rườm rà, công tác kiểm hoá còn chậm, chi phí cao như: vận chuyển container, xe tải không cho phép vào giờ hành chính, ngược lại kiểm định hải quan không được phép làm ngoài giờ, khi cần các doanh nghiệp phải có công văn đề nghị. Điều này cản trở xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước.