CÔNG TY DỊCH VỤ LAJOLLA

Một phần của tài liệu CÔNG TY DỊCH VỤ KỸ THUẬT LAJOLLA VÀ ĐỘ NHẠY CẢM CHUYỂN ĐỔI.docx (Trang 53 - 66)

IV. Một số giải pháp đề xuất cho Meaghan: 1 Giải pháp chung cho công ty

CÔNG TY DỊCH VỤ LAJOLLA

Meaghan O’Connor đã “thừa kế” một tập hợp lớn các vấn đề trong bộ phận thiết bị kỹ thuật hơn những gì mà bà từng mong đợi. Sau khi tiếp nhận là giám đốc tài chính của bộ phận vào tháng 3 năm 2004, Meaghan đã phát hiện ra rằng các công ty con ở Mỹ latinh của Bộ phận thiết bị kỹ thuật của LaJolla là nguồn gốc của những tổn thất và sự phát triển của các vấn đề bao gồm cả những tổn thất và những mối nguy cơ được phát sinh từ sự chuyển đổi tiền tệ.

1. Các công ty con ở Mỹ latinh

LaJolla là một công ty dịch vụ đa quốc gia với danh tiếng được tạo dựng trong ngành thiết kế và xây dựng hệ thống điện năng. Mặc dù hầu hết việc kinh doanh của LaJolla thường được miêu tả là “dịch vụ”, và do đó việc sử dụng hay sở hữu một số tài sản thực, đó không phải là cách với Bộ phận thiết bị kỹ thuật. Điều đặc biệt là đơn vị kinh doanh này đã phải chịu chi phí để sở hữu và vận hành các thiết bị chi phí cao và thiết bị nặng chuyên dụng liên quan trong việc truyền tải điện năng và xây dựng hệ thống phân phối. Trong thuật ngữ của Meaghan, bà phụ trách “Big Iron” trong một công ty tư vấn.

Hoạt động gần đây của LaJolla được tập trung vào bốn quốc gia: Argentina, Jamaica, Venezuela, và Mexico. Thật không may, giá trị của các đồng tiền này vào những năm gần đây đã không tốt lắm – đặc biệt là so với đồng đôla Mỹ. Mỗi một công ty con của LaJolla ở những nước này là sử dụng đồng tiền địa phương của quốc gia đó. Mỗi công ty này tạo ra phần lớn doanh thu từ những hợp đồng dịch vụ ở địa phương và nhiều chi phí hoạt động cũng ở địa phương. Tuy nhiên, các đơn vị này đã đầu tư vào một số thiết bị chuyên dụng được gọi là “Big Iron” đã dẫn đếnthiệt hại tài sản ròng khi LaJolla đã hoàn thành hợp nhất các hoạt động ở nước ngoài hàng năm cho mục đích báo cáo tài chính. Những lợi ích và tổn thất từ sự chuyển đổi tiền tệ ( chủ yếu là những tổn thất trong những năm gần đây, đồng peso Argentina, đồng đôla Jamaica, bolivar của Venezuela, và đồng peso của Mexico đã suy yếu so với đồng đôla Mỹ) đã tích lũy trong dòng điều chỉnh chuyển đổi tích lũy trên sổ sách hợp nhất của công ty. Nhưng vấn đề đã trở nên thực tế hơn vào cuối năm.

Thông thường, những tổn thất chuyển đổi tiền tệ này sẽ không là vấn đề lớn trong quản lý cho LaJolla và Meaghan, ngoại trừ một sai sót nhỏ trong tài liệu ở Argentina vào mùa thu năm 2003. LaJolla, cũng giống như nhiều công ty đa quốc gia khác, hoạt động ở Argentina trong những năm gần đây, đã từ bỏ sự tiến hành bất kỳ việc kinh doanh thực sự nào theo lời cam kết trong sự suy yếu trầm trọng sau cuộc khủng hoảng ở Argentina. Về cơ bản nó đã đóng cửa hàng ở đó trong mùa hè năm 2003.Tuy nhiên, cố vấn pháp lý của công ty ở Buenos Aires đã mắc phải một số sai lầm.Thay vì các tài sản của LaJolla Engineering Argentina, tư vấn địa phương đã nộp giấy tờ nói rằng LaJolla phá sản. Mặc dù nó dường như là một sự khác biệt nhỏ, theo U.S.GAAP và FAS52, LaJolla bây giờ sẽ phải nhận ra trong thu nhập hiện tại những tổn thất do chuyển đổi tích lũy đã lớn dần lên trong những năm qua từ các doanh nghiệp Argentina. Và đây là những con số đáng kể: tổn thất 7 triệu đôla Mỹ trong quý IV năm 2003. Ban quản trị của LaJolla đã không hài lòng về điều đó.

2. LaJolla năm 2004

Như là một kết quả từ những kinh nghiệm gần đây, LaJolla đang xem xét cẩn thận lại tất cả các tổn thất và lợi ích từ sự chuyển đổi tiền tệ của các đơn vị kinh doanh khác nhau của nó trên toàn thế giới. Một lần nữa, hoạt động của những công ty ở Mỹ latinh là những tiêu điểm, vì đặc điểm chung là nhiều các loại tiền ở Mỹ latinh trong thời gian gần đây đã bị suy yếu so với đồng đôla Mỹ, mặc dù chính đồng đôla cũng khá yếu so với đồng euro. Jamaica, Venezuela, và Mexico mỗi một quốc gia đều có các vấn đề và thách thức riêng, nhưng tất cả đều đặt ra mối nguy cơ cho sự điều chỉnh chuyển đổi tiền tệ cho LaJolla.

Jamaica.Công ty đã khá quan tâm đến các công ty ở Jamaica và có những hợp đồng từ rất sớm. Ngay từ đầu, công ty đã chấp nhận có tất cả doanh thu bằng Đôla Jamaica (đồng tiền địa phương được chỉ định là đồng tiền chưucs năng hiện hành), nhưng sau sự sụp đổ của đồng Đôla Jamaica trong đầu năm 2003 (xem hình C1), công ty đã thương lượng lại mối quan hệ với công ty đó, mặc dù LaJolla sẽ tiếp tục được thanh toán bằng đồng tiền địa phương, hai công ty sẽ chia sẻ bất kỳ thay đổi trong tỷ giá hối đoái kể từ quý IV năm

đồng Đôla Jamaica đã tạo ra tổn thất đáng kể khi chuyển đổi tiền tệ cho LaJolla ở Jamaica.

Mexico.Mặc dù, đồng peso của Mexico đã khá ổn định trong một vài năm, nó rõ ràng đã bắt đầu trượt giá so với đồng USD trong năm 2002 và 2003 (xem hình C2). Meaghan đã trở nên đặc biệt thất vọng với tình hình Mexico khi bà xem xét nó kỹ hơn. LaJolla đã bắt đầu sự hoạt động của công ty con ở Mexico vào đầu năm 2000, nhưng những tổn thất về chuyển đổi tiền tệ từ đồng Mexico được báo cáo đã phát triển nhanh hơn nhiều so với những gì bà dự kiến. Bà cũng đã trở nên khá bối rối khi bà nhận ra rằng các báo cáo tài chính từ các văn phòng Mexico của bà dường như "sáng tác" những tổn thất do chuyển đổi tiền tệ hàng quý. Khi bà đặt nghi vấn, đầu tiên qua điện thoại và sau đó đích thân gặp, kiểm soát viên tài chính địa phương của bà chỉ nói một cách đơn giản (bà đang làm việc thông qua một thông dịch viên), tuyên bố họ chỉ đơn giản là không hiểu câu hỏi của bà.

Meaghan là không phải là người mới bắt đầu trong lĩnh vực tài chính quốc tế, và bà biết rằng các báo cáo tài chính ở Mexico thường chỉ rõ các tài khoản bằng ngoại tệ phù hợp với các bảng tra cứu được chính phủ ban hành về giá trị tài sản có liên quan đến tiền tệ. Bà tự hỏi liệu việc lập các bảng tra cứu đó có phải là nguyên nhân của sự gia tăng nha chóng trong tổn thất do chuyển đổi tiền tệ.

Venezuela.Tiếp tục cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela xoay quanh việc tổng thống Hugo Chavez gây ra một hậu quả xấu lên đồng Bolivar của Venzuela (xem hình 3.3). Không chỉ là LaJolla chịu ảnh hưởng bởi sự suy giảm của đồng Đôla Mỹ trong doanh thu từ các hoạt động của nó ở Venezuela, mà còn tiếp tục phải chịu các hình thức thanh toán trễ nghiêm trọng từ các cơ quan chính phủ khác nhau mà công ty được độc quyền cung cấp dịch vụ. Hoá đơn trung bình là hơn 180 ngày để được giải quyết, và sự suy giảm của đồng bolivar đã làm gia tăng các khoản lỗ. Thiệt hại do chuyển đổi tiền tệ được tích lũy ở đây, một lần nữa từ công ty con có chức năng tiền tệ là đồng đồng tiền địa phương. Các kiểm soát viên của LaJolla ở Venezuela đã fax một đề xuất có liên quan đến việc thay

đổi các loại tiền tệ được sử dụng cho sổ sách kế toán ở Venezuela làĐôla Mỹ, cũng như đề nghị họ xem xét việc di chuyển công ty con ra nước ngoài (ra khỏi Venezuela) cho mục đích kế toán và sự thống nhất trong công ty. Ông đã đề nghị một trong hai quần đảo Cayman hoặc đảo Antilles Hà Lan ngoài khơi bờ biển. Tóm lại, Meaghan đã bắt đầu nghĩ rằng bà đã phạm sai lầm lớn khi bà chấp nhận sự đề bạt chức vụ giám đốc tài chính của khu vực này. Bà mở mắt một lần nữa để nhìn ra Thái Bình Dương và suy nghĩ về những lựa chọn thay thế để có thể quản lý những rủi ro này, và những gì - nếu bất cứ điều gì bà ấy nên làm ngay lập tức.

Câu hỏi tình huống:

1. Bạn có nghĩ Meaghan O'Connor nên dành nhiều thời gian và nguồn lực để cố gắng quản lý những tổn thất của chuyển đổi tiền tệ tiền tệ, điều mà nhiều người cho rằng đó hoàn toàn là một hiện tượng kế toán không? 2. Bạn mô tả hoặc hệ thống lại những phân tích của bạn về những mối đe dọa của các quốc gia riêng biệt đến La Jolla? Những đặc điểm cụ thể của các vấn đề riêng rẽ của họ dường như có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề tiền tệ? 3. Bạn muốn khuyên Meaghan làm những gì?

CASE 2A:

Bảng A1 – Báo cáo thu nhập hợp nhất của GM ( triệu $).

Hình A5: Đầu tư của GM trong thị trường ô tô Nhật.

Hình B1: Cấu trúc thị phần của công ty Toyota tại châu Âu

Hình C1: Tỷ giá hối đoái trung bình hàng tháng: Dola Jamaica/ US Dollar

gia.

2. GS.TS Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Định 2010, Giáo trình tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê

3. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang 2010, Giáo trình quản trị rủi ro, Nhà xuất bản Thống kê

4. Alexander J. Triantis, Corporate Risk Management: Real Options and Financial Hedging, Journal of Applied Corporate Finance, summer 2000.

5. Gordon Bodnar, Techniques for Managing Exchange Rate Exposure

6. Pantzalis, Christos; Simkins, Betty J.; Laux, Paul A, Operational hedges

and the foreign exchange exposure of U.S. Multinational Corporations,

Journal of International Business Studies, December 22, 2001

7. G.Mustafa Mohatarem, Impact Of The Strong Dollar On The US Auto Industry, Institute for International Economics, 2003.

8. http://careers.gm.com/pdfs/Treasurers_Office_Recruiting_Presentation. pdf

9. www.sjsu.edu/faculty/watkins/accountrisk.htm - Hoa Kỳ - phương pháp chuyển đổi tiền tệ.

10.Mihai Sebea, Emu Enlargement: Will Great Britain Join?, Romanian Economic and Business Review – Vol. 2, No. 1

11.The European Single Currency Attitudes Towards UK Participation in the Eurozone

12.Toyota Financial Summary , 2001.

13.Toyota In Europe, March 2008 Edition.

14.www.forexticket.com – tỷ giá lịch sử EUR/JPY.

Một phần của tài liệu CÔNG TY DỊCH VỤ KỸ THUẬT LAJOLLA VÀ ĐỘ NHẠY CẢM CHUYỂN ĐỔI.docx (Trang 53 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w