năng xuất khẩu cho doanh nghiệp nhựa Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Hỗ trợ phát triển thương mại của nhà nước dưới dạng hỗ trợ một phần tài chính đối với:
• Mua thông tin về thị trường và sản phẩm cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam;
• Tư vấn sản phẩm xuất khẩu/nâng cao chất lượng dịch vụ;
• Tổ chức và tham gia các hội chợ và triển lãm thương mại;
• Khảo sát thị trường xuất khẩu;
• Các hoạt động xúc tiến thương mại khuyến khích xuất khẩu và thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam;
• Xây dựng thương hiệu Việt Nam ở các thị trường nước ngoài; và
• Thiết lập các trung tâm xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
3.6.2 Dịch vụ thông tin thương mại
Dịch vụ thông tin thương mại gồm các báo cáo sản phẩm, thị trường và nguyên liệu, dữ liệu hiện có tại các Tổ chức xúc tiến thương mại như Cục xúc tiến thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và các trung tâm xúc tiến thương mại lớn trong nước. Các đơn vị này thương cung cấp miễn phí hoặc với mức phí rất thấp. ECVN - Cổng thương mại điện tử Việt Nam (The Vietnam E-Commerce Portal – ) được xây dựng theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 266/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2003, cổng này hướng tới mục tiêu phục vụ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam va do Bộ Thương mại điều hành. ECVNhỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với phương thức kinh doanh tiềm năng là thương mại điện tử (e-commerce) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của họ trong quá trình hội nhập quốc tế. ECVN giúp các doanh nghiệp mua và bán trực tuyến sản phẩm của họ theo phương thức hiệu quả và thuận lợi với quy mô lớn, đó là phương thức B2B- Business to Business (nghĩa là Doanh nghiệp – Doanh nghiệp), tạo ra sự đóng góp đáng kể vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Trong ba năm đầu tiên (2005-2007), ECVN cung cấp dịch vụ miễn phí cho tất cả các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này. ECVN có ba nhiệm vụ chính là hỗ trợ các doanh nghiệp mua bán sản phẩm trực tuyến, cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại trực tuyến và cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với xuất nhập khẩu.
Nguồn thông tin thương mại khác là sản phẩm của nghiên cứu và dịch vụ tư vấn do các công ty tư vấn cung cấp trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp và nguồn này hoàn toàn miễn phí. Nhựa và các sản phẩm nhựa đã được lựa chọn là một trong 10 ngành lớn mà công ty Nghiên cứu & Phát triển Ngoại thương North Ltd (http://) hỗ trợ về cơ hội kinh doanh và thông tin thương mại.
3.6.3 Tài chính thương mại
Quỹ hỗ trợ Phát triển, hiện nay là Ngân hàng Phát triển của Việt Nam là một thể chế tài chính của nhà nước có nhiệm vụ hỗ trợ các điều kiện kinh doanh thuận lợi và các dịch vụ hỗ trợ (như đảm bảo tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm rủi ro xuất khẩu) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại.
Dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp ở Việt Nam gồm có tài chính dành cho xuất khẩu và nhập khẩu; phát hành Thư tín dụng (LC), xác nhận và thông báo, bảo lãnh,
đàm phán và thu thập chứng từ (collection bills); D/A (Nhờ thu trả chậm) và D/P (Nhờ thu trả ngay). Một phần ba thanh toán kinh doanh trên thị trường do ngân hàng của nhà nước – Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đảm nhiệm điều hành7. Trước kia, trọng tâm thường tập trung vào các công ty lớn là những công ty đi đầu trong lĩnh vực hoạt động, có hệ thống quản lý đảm bảo và cơ chế rõ ràng. Tâm điểm này dường như không được phù hợp lắm khi áp dụng trong ngành nhựa, là ngành mà phần lớn các doanh nghiệp là nhỏ và vừa. Những doanh nghiệp này thường gặp khó khăn khi sử dụng các dịch vụ về bảo đảm tín dụng và tài trợ thương mại. Một số ngân hàng thương mại gần đây đã bắt đầu cung cấp những khoản vay cho các doanh nghiệp trên cơ sở xem xét hoạt động tài chính của họ thay vì yêu cầu ký quỹ với điều kiện doanh nghiệp đó đưa ra được tài liệu quyết toán rõ ràng và cụ thể. Một hình thức tài chính thương mại khác do các ngân hàng thương mại khuyến khích thực hiện là dịch vụ bao thanh toán, các ngân hàng sẽ giúp các nhà xuất khẩu được thanh toán sớm hơn trên cơ sở hối phiếu ngân hàng và giấy nợ họ nhận từ nhà nhập khẩu.
3.6.4 Dịch vụ quản lý chất lượng xuất khẩu
Nâng cao chất lượng và sự sẵn sàng của hoạt động quản lý chất lượng cùng những dịch vụ kinh doanh khác hiện đang được đặt ưu tiên ở Việt Nam. Kết quả từ cuộc khảo sát được thực hiễn giữa MPDF và GTZ năm 20038 cho thấy không hề có sự giới hạn nào của nhà nước trong hoạt động phát triển thị trường Dịch vụ quản lý chất lượng (QMS) cũng như Dịch vụ quản lý chất lượng xuất khẩu. Dịch vụ quản lý chất lượng phổ biến nhất là thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và đạt được chứng chỉ ISO 9000. Các sản phẩm về Quản lý chất lượng khác như các công cụ Quản lý chất lượng tổng thể (TQM), Quản lý chất lượng (QM) và hệ thống 6 Sigma hiện vẫn chưa thực sự phổ biến với người sử dụng hoặc nhà cung cấp. Nguyên nhân chính của hiện trạng này là do nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích lâu dài do những nhân tố này mang lại cho doanh nghiệp. Các nhà cung cấp dịch vụ về quản lý chất lượng tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu về dịch vụ cho người sử dụng và thể hiện sự nhiệt tình của mình trong công việc (làm cho người sử dụng có cảm giác là yếu tố này cũng quan trọng không kém những kỹ năng mang tính kỹ thuật).
Khảo sát DN cho thấy cần thiết lập một trung tâm chia sẻ kinh nghiệm để mọi người có thể tiếp cận và học hỏi về Quản lý chất lượng; thành lập một hội chuyên môn chuyên đánh giá về các lĩnh vực chuyên ngành; hỗ trợ các nhà cung cấp nâng cao kỹ năng về kỹ thuật/tư vấn; giảm thiểu những trợ cấp của nhà nước và tạo điều kiện cho các nhà cung cấp độc lập hoạt động; đa dạng hoá nhu cầu đối với các dịch vụ quản lý chất lượng khác; và nâng cao nhận thức về Quản lý chất lượng để người sử dụng có đủ thông tin cần thiết khi tiến hành lựa chọn những nhà cung cấp, dịch vụ và công cụ sẵn có.
Tổng Cục đo lường chất lượng là một cơ quan nhà nước duy nhất cung cấp thông tin về tiêu chuẩn chất lượng về các thị trường xuất khẩu và tư vấn cũng như cấp chứng nhận về quản lý chất lượng dịch vụ hoặc các tiêu chuẩn ISO liên quan cho các doanh nghiệp.
3.6.5 Các dịch vụ hỗ trợ thương mại khác
Việt Nam đang thực hiện Chương trình Xúc tiến Thương mại quốc gia. Theo đó các hiệp hội ngành hàng sẽ được hưởng hỗ trợ tài chính một phần để trang trải chi phí cho các hoạt động 7 http://www.itpc.hochiminhcity.gov.vn
xúc tiến thương mại và marketing. Chương trình này do Bộ Thương mại và Bộ Tài chính quản lý và Cục Xúc tiến Thương mại thực hiện. Thêm vào đó, Cục Xúc tiến Thương mại cũng đang thực hiện một chương trình chiến lược về thương hiệu quốc gia với mục địch xúc tiến xuất khẩu. Theo chương trình này, các nhà xuất khẩu sẽ được hưởng các hoạt động hỗ trợ như đào tạo và các hoạt động hỗ trợ khác trong việc marketing và quảng bá thương hiệu sản phẩm của họ.
Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA) và Hiệp hội nhựa khu vực phía Nam (VSPA) là hai hiệp hội ngành hàng nhựa lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2006, VPA có 263 thành viên và là thành viên của Liên đoàn ngành nhựa ASEAN (AFPI) và Diễn đàn nhựa Châu Á (AFP). VSPA có thành viên là các nhà sản xuất nhựa ở miền Nam Việt Nam, trong đó các công ty thuộc lĩnh vực tư nhân chiếm 80%. Các hiệp hội này cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương mại cho ngành nhựa thông qua nhiều hoạt động trong nước và trên thị trường quốc tế. VPA có mối quan hệ tốt với các công ty trong ngành, tuy nhiên hiệp hội này là hiệp hội chung của cả ngành nhựa, không chỉ riêng ngành bao bì nhựa. Hiện nay, nhiều công ty sản xuất bao bì nhựa hoạt động với công nghệ khác nhau và phục vụ các thị trường bao bì và phi bao bì khác nhau. Dưới đây là một số hoạt động chính của VPA:
• Kết nối các khách hàng quốc tế và nhà cung cấp với các công ty bao bì nhựa Việt Nam;
• Cung cấp thông tin về giá cả nguyên vật liệu, sản xuất và công nghệ tái chế;
• Dự báo các thị trường xuất khẩu thông qua phân tích thị trường và nghiên cứu của các chuyên gia trong ngành;
• Gần đây, Hiệp hội còn tổ chức các khoá đào tạo từ nâng cao kỹ năng cơ bản và các kỹ năng quản lý đến các khóa đào tạo kỹ năng hoạt động cụ thể;
• Tổ chức các cuộc khảo sát thị trường quốc tế và triển lãm thương mại;
• Tổ chức các hội thảo chuyên đề về ngành, các khóa tập huấn do giảng viên quốc tế thực hiện; và
• Đề xuất về các chính sách phát triển của chính phủ cho ngành9
Cục xúc tiến thương mại (Vietrade) cũng thực hiện một chương trình chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia nhằm mục tiêu nâng cao xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu có thể được lợi từ
chương trình này thông qua các khóa đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật về marketing và thiết kế nhãn hiệu sản phẩm.
Nhiều công ty tư nhân có vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các công ty kinh doanh có thể kết nối các nhà cung cấp nhỏ với các thị trường lớn. Thậm chí bản thân các doanh nghiệp nhỏ có thể hoạt động dưới hình thức hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ khác hoặc hoạt động theo nhóm. Hệ thống tự phát này cũng được đánh giá cao ở Việt Nam.
Tóm lại, mặc dù đã có mạng lưới hỗ trợ thương mại và các chính sách của nhà nước, vẫn cần phải phát triển hơn nữa để hỗ trợ sâu hơn và ưu tiên hơn, một mặt nhằm tối ưu hóa các đầu tư của nhà nước và mặt khác giúp đỡ các ngành chủ lực trong bức tranh toàn cảnh xuất khẩu của nền kinh tế, trong đó ngành xuất khẩu bao bì nhựa là một ví dụ.