3 Đánh giá hiện trạng ngành
3.8.5 Các dịch vụ hỗ trợ thương mại khác
Việt Nam đang thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Theo đó các hiệp hội ngành hàng sẽ được hưởng hỗ trợ tài chính một phần để trang trải chi phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại và marketing. Chương trình này do Bộ Thương mại và Bộ Tài chính quản lý và Cục Xúc tiến Thương mại thực hiện. Thêm vào đó, Cục Xúc tiến Thương mại cũng đang thực hiện một chương trình chiến lược về thương hiệu quốc gia với mục địch xúc tiến xuất khẩu. Theo chương trình này, các nhà xuất khẩu sẽ được hưởng các hoạt động hỗ trợ như đào tạo và các hoạt động hỗ trợ khác trong việc marketing và quảng bá thương hiệu sản phẩm của họ.
Hiệp hội Da giày Việt Nam (Hiệp hội Lefaso) và Hội Da giày Thành phố Hồ Chí Minh (SLA) là hai hiệp hội ngành hàng da giày lớn nhất tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 1990, Hiệp hội Lefaso là tổ chức liên kết kinh tế, xã hội tự nguyện của các nhà sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và dịch vụ da giày thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam. Năm 2008, Hiệp hội Lefaso có 185 hội viên và là là thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất giày khu vực Châu Á (gồm các hiệp hội thành viên: HongKong, Đài loan, Trung quốc, Thái lan, Indonesia, Malaysia, Phillipine, Hàn quốc, Nhật, Việt nam và Ân Độ). Hiệp hội
SLA có thành viên là các nhà sản xuất da và giày dép ở miền nam Việt Nam. Dưới đây là một số hoạt động chính của Hiệp hội Lefaso:
• Hoạt động đại diện:
Đại diện cộng đồng doanh nghiệp ngành có tiếng nói với chính phủ, các bộ, ngành giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành.
Xây dựng định hướng phát triển ngành.
Đại diện ngành và cộng đồng các doanh nghiệp giải quyết các vấn để liên quan tới tranh chấp thương mại, chủ trì chương trình xúc tiến thương mại (trong nước và quốc tế), bảo vệ quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp.
Đóng góp ý kiến trong xây dựng cơ chế chính sách mới liên quan tới ngành.
Thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác quốc tế. • Hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp:
Tổ chức các hoạt đông xúc tiến thương mại.
Dịch vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Đầu tư tài chính.
Dịch vụ tư vấn đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật công nghệ môi trường. • Xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin chuyên ngành:
Xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành.
Thống kê, phân tích tổng hợp và dự báo.
Xuất bản bản tin, tạp chí và các ấn phẩm chuyên ngành.
Cục xúc tiến thương mại (Vietrade) cũng thực hiện một chương trình chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia nhằm mục tiêu nâng cao xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu có thể được lợi từ chương trình này thông qua các khóa đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật về marketing và thiết kế nhãn hiệu sản phẩm.
Nhiều công ty tư nhân có vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các công ty kinh doanh có thể kết nối các nhà cung cấp nhỏ với các thị trường lớn. Thậm chí bản thân các doanh nghiệp nhỏ có thể hoạt động dưới hình thức hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ khác hoặc hoạt động theo nhóm. Hệ thống tự phát này cũng được đánh giá cao ở Việt Nam.
Tóm lại, mặc dù đã có mạng lưới hỗ trợ thương mại và các chính sách của nhà nước, vẫn cần phải phát triển hơn nữa để hỗ trợ sâu hơn, cụ thể hơn và ưu tiên hơn, một mặt nhằm tối ưu hóa các đầu tư của nhà nước và mặt khác giúp đỡ các ngành chủ lực trong bức tranh toàn cảnh xuất khẩu của nền kinh tế, trong đó ngành xuất khẩu giày dép là một ví dụ.