LUẬT THỐNG NHẤT GENEVA VỀ HỐI PHIẾU VÀ KỲ PHIẾU 1930 (ULB 1930) 2 Ðại diện chấp nhận thanh toán

Một phần của tài liệu Bộ sưu tập tài liệu thanh toán quốc tế (Trang 33)

2- Ðại diện chấp nhận thanh toán

Ðiều 56:

Có thể có sự chấp nhận của đại diện trong mọi trường hợp mà ở đó người cầm phiếu có quyền truy đòi hối phiếu có khả năng được chấp nhận trước khi đáo hạn.

Nếu hối phiếu chỉ định người mà người này khi cần phải chấp nhận hoặc thanh toán tại địa điểm thanh toán, thì trước khi đáo hạn người cầm phiếu có thể không thực hiện quyền truy đòi người trả tiền thay, khi cần, và các bên kế tiếp sau này, trừ khi người cầm phiếu đã xuất trình hối phiếu cho người trả tiền thay và khi người đại diện từ chối chấp nhận, thì việc từ chối đó phải được nêu ra trong bản kháng nghị.

Trong các trường hợp đại diện khác, người cầm phiếu có thể từ chối chấp nhận của đại diện. Tuy nhiên , nếu anh ta cho phép, thì anh ta mất quyền truy đòi trước khi hối phiếu đáo hạn đối với người thay mặt người đó chấp nhận và những người kế tiếp sau này.

Ðiều 57:

Chấp nhận của đại diện phải được ghi trên hối phiếu. Người đại diện phải ký tên.Việc chấp nhận phải nói rõ chấp nhận thanh toán cho ai, nếu không nói rõ điều đó thì chấp nhận thanh toán được coi như là cho người ký phát hối phiếu.

Ðiều 58:

Người đại diện chấp nhận có trách nhiệm đối với người cầm phiếu và đối với những người ký hậu và sau nữa là đối với người mà anh ta đại diện cho người đó và có trách nhiệm như là bản thân các người đó.

Cho dù là chấp nhận của người đại diện, bên đã được chấp nhận thanh toán và các bên có trách nhiệm đối với anh ta có thể yêu cầu người cầm phiếu trao hối phiếu, bản kháng nghị và hoá đơn thu tiền, nếu có, khi thực hiện thanh toán số tiền quy định ở Điều 48.

Một phần của tài liệu Bộ sưu tập tài liệu thanh toán quốc tế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w