LUẬT THỐNG NHẤT GENEVA VỀ HỐI PHIẾU VÀ KỲ PHIẾU 1930 (ULB 1930) Ðiều 63:

Một phần của tài liệu Bộ sưu tập tài liệu thanh toán quốc tế (Trang 34)

Ðiều 63:

Người đại diện thanh toán có các quyền phát sinh từ hối phiếu đối với người mà anh ta đã thanh toán cho người đó và đối với những người có trách nhiệm đối với anh ta trên hối phiếu. Tuy nhiên, người đại diện thanh toán không có thể tái ký hậu hối phiếu.

Những người tiếp sau người mà việc thanh toán đã được thanh toán cho người đó sẽ hết trách nhiệm. Trong trường hợp có nhiều đại diện thanh toán, thì việc thanh toán sẽ ưu tiên cho người đại diện nào có người được miễn trách nhiệm đối với hối phiếu nhiều nhất. Bất cứ người nào hiểu biết sự việc mà vẫn làm trái với quy tắc này thì sẽ mất quyền truy đòi đối với những người lẽ ra sẽ được giải thoát khỏi trách nhiệm.

Chương IX: SỐ BẢN CỦA MỘT BỘ VÀ CÁC BẢN SAO I. Số bản của một bộ

Ðiều 64:

Một hối phiếu có thể được ký phát thành 1 bộ gồm 2 hoặc nhiều bản giống nhau.

Những bản này phải được đánh số ở trên mặt hối phiếu: nếu không mỗi bản sẽ được xem như một hối phiếu riêng biệt. Người cầm giữ hối phiếu mà phiếu này không ghi rõ là nó đăng ký phát thành 1 bản duy nhất, thì có thể chịu chi phí để yêu cầu được trao 2 hoặc nhiều bản.Với mục đích này người cầm giữ phải xin với người ký hậu của ông ta, và như vậy, thông qua tất cả những người ký hậu cho đến người ký phát. Người ký hậu phải ghi những ký hậu này lên những tờ mới của bộ hối phiếu.

Ðiều 65:

Việc thanh toán thực hiện với một bản của một bộ hối phiếu sẽ coi như thanh toán hết nợ, cho dù không có những quy định là việc thanh toán sẽ huỷ hiệu lực của những bản khác. Tuy nhiên, người trả tiền chỉ chịu trách nhiệm đối với bản mà anh ta đã ký chấp nhận.

Người ký hầu như đã chuyển nhượng các bản của một bộ hối phiếu cho nhiều người khác nhau, cũng như những người ký hậu sau đó sẽ chịu trách nhiệm đối với tất cả những bản có mang chữ ký của họ.

Ðiều 66:

Người nào gửi, một bản để in chấp nhận phải ghi trên những bản khác của người đang cầm bản này. Người này buộc phải trao nó cho người cầm giữ hợp pháp của bản khác.

Nếu ông ta từ chối thì người cầm giữ không thể thực hiện quyền truy đòi của mình cho đến khi có thư kháng nghị nêu rõ là:

1. Bản được giữ để xin chấp nhận đã không được đưa cho ông ta theo yêu cầu của ông ta. 2. Việc chấp nhận thanh toán đã không thể được chấp nhận đối với bản khác.

Một phần của tài liệu Bộ sưu tập tài liệu thanh toán quốc tế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w