Công dụng của giản đồ E-pH:

Một phần của tài liệu Giáo trình Ăn mòn và Bảo vệ kim loại (Trang 28 - 30)

1/ Giản đồ E-pH của hệ kim loại-nước có 3 vùng đặc trưng:

a/ Vùng kim loại cân bằng với ion kim loại ở nồng độ ≤ 10-6mol/l. Theo quan điểm ăn mòn vùng này được gọi là vùng an toàn.

b/ Vùng hydroxyt kim loại (hay oxyt kim loại) cân bằng với ion kim loại có nồng độ ≤ 10-6mol/l. Vùng này thường kết tủa dày đặc và được gọi là vùng thụ động.

c/ Vùng kim loại hay hydroxyt kim loại (oxyt kim loại) cân bằng với ion kim loại có nồng độ ≥ 10-6mol/l. Vùng này xảy ra các phản ứng ăn mòn và được gọi là vùng ăn mòn.

2/ Trong một giới hạn nào đó, giản đồ POURBAIX được đưa ra để dự đoán ăn mòn. Tuy nhiên, trên giản đồ POURBAIX không cho biết gì về tốc độ ăn mòn và bản chất bảo vệ của lớp hydroxyt hay oxyt tạo thành trong vùng thụ động. 3/ Về nguyên tắc có 3 phương pháp chống ăn mòn được rút ra từ giản đồ POURBAIX:

a/ Điện thế điện cực có thể làm âm hơn so với điện thế ăn mòn và ở điện thế đó kim loại nằm trong vùng an toàn. Phương pháp này gọi là bảo vệ catod (phân cực catod).

b/ Điện thế điện cực có thể làm dương hơn so với điện thế ăn mòn và ở điện thế đó kim loại nằm trong vùng thụ động. Phương pháp này gọi là bảo vệ anod (phân cực anod).

c/ Có thể chuyển pH sang phải để cho kim loại rơi vào vùng thụ động. Nghĩa là thay đổi môi trường có thể dẫn đến ngừng ăn mòn.

CHƯƠNG 5

THỤ ĐỘNG HOÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ ĐIỆN HOÁ I/ Thụ động hoá kim loại: I/ Thụ động hoá kim loại:

1.1. Khái niệm:

Một phần của tài liệu Giáo trình Ăn mòn và Bảo vệ kim loại (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)