Quá trình tạo màng oxyt xảy ra theo phản ứng (3) và (4). Lớp oxyt nhôm mới hình thành mỏng sít và chiều dày hầu như không thay đổi. Khi đã tạo màng oxyt thì cũng tồn tại hai quá trình là phát triển màng và hoà tan màng (phản ứng 7). Quá trình hoà tan này để lại trên bề mặt lớp oxyt nhôm nhiều lỗ xốp, lúc này oxy nguyên tử và ion oxy khuyếch tán qua màng dưới đáy các lỗ xốp đó để tiếp tục oxy hoá nhôm. Lớp oxyt mới lại được hình thành, lớp này nằm giữa bề mặt phân chia kim loại và oxyt, phần này sẽ phát triển về mọi hướng là làm cho lớp oxyt dày thêm. Mặt khác, trên dáy lỗ xốp phía ngoài màng sẽ xảy ra quá trình hoà tan màng oxyt. Hai quá trình xảy ra đồng thời và cạnh tranh nhau. Nếu tốc độ phát triển màng lớn hơn tốc độ hoà tan màng thì lớp oxyt dày sẽ được tạo thành. Ngược lại, tốc độ phát triển màng nhỏ hơn hoặc bằng tốc độ hoà tan màng thì lớp oxyt sẽ không được tạo thành hoặc bị hoà tan.
Tóm lại, lớp oxyt bao gồm hai lớp: lớp trong cùng mỏng sít, lớp ngoài dày có nhiều lỗ xốp (chính lỗ xốp là các trung tâm phát triển màng).
Ngoài ra, trên thành các lỗ xốp ngoài cùng có cá phản ứng hydrat: Al2O3 + H2O → Al2O3.H2O (8) Hay Al2O3 + 3H2O → Al2O3.3H2O (9) Và cũng có quá trình hoà tan:
Al2O3.nH2O + 3H2SO4→ Al2(SO4)3 + (n+3)H2O (10)
Chú ý:
- Sự phát triển màng oxyt phụ thuộc vào tỉ lệ tốc độ của hai quá trình diễn biến đồng thời: sự hình thành màng nhờ oxy hoá điện hoá và hoà tan màng do tác dụng của chất điện li.
- Tốc độ tạo màng được xác định bằng mật độ dòng (ia cao tạo màng nhanh). Tốc độ hoà tan màng phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của dung dịch điện li (nhiệt độ cao, tốc độ hoà tan màng lớn).