3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về giải quyết vấn đề nhập siêu, điều chỉnh cán cân thanh toán và bài học đối với Việt Nam.
3.1. Một số khuynh hướng giải quyết vấn đề nhập siêu, tạo lập cán cân thương mại hợp lý của một số nhóm nước.
thương mại hợp lý của một số nhóm nước.
3.1.1. Một số NIEs – Châu Á.
Từ thập kỷ 60-70, các nước NIEs Châu Á đã chuyển nhanh từ chiến lược thay thế nhập khẩu sang thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu trên cơ sở xây dựng và thực hiện tốt chiến lược thu hút kỹ thuật tuần hoàn, phát triển nhập khẩu theo hướng chủ đạo là hình thành dây chuyền phát triển giữa nhập
khẩu với xuất khẩu, không ngừng nâng cấp trình độ kỹ thuật của nền kinh tế, nâng cấp sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu tạo lập thế mới cho cán cân thương mại để dần chuyển nhập siêu sang xuất siêu một cách vững chắc từ sau thập kỷ 80 đến nay. Chiêu thức cơ bản của chiến lược thu hút kỹ thuật tuần hoàn là nhập khẩu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, sử dụng lực lượng lao động khoa học kỹ thuật ở trong nước để tiếp thu tiến lên đổi mới, sáng tạo mở mang kỹ thuật, hình thành dây chuyền phát triển: Nhập vào – tiếp thu – sáng tạo – phát triển – xuất khẩu kỹ thuật (luân chuyển xuất ra sản phẩm). Đồng thời, dùng kỹ thuật nhập khẩu đã tiếp thu và sáng tạo phát triển để cải tiến hệ thống kỹ thuật sản xuất công – nông nghiệp, nâng cao hiệu ích kinh tế và hàm lượng kỹ thuật của sản phẩm xuất khẩu. Từ đó, làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tăng kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu, phần vốn do kỹ thuật xuất khẩu (đã luân chuyển ra sản phẩm) thu được hàng năm lại có thể bắt đầu vòng tuần hoàn mới: Nhập vào – tiếp thu – sáng tạo – phát triển – xuất khẩu kỹ thuật (luân chuyển xuất ra sản phẩm) ở thời điểm kỹ thuật cao hơn (phát triển nhập khẩu – xuất khẩu theo đường xoáy trôn ốc). Đây là chiêu thức chủ động giải quyết vấn đề nhập siêu tạo lập thế cân bằng cán cân thương mại, chuyển sang xuất siêu một cách vững chắc và dài hạn, nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất nhập khẩu, tạo lập nền xuất khẩu qui mô lớn trên cơ sở kỹ thuật ngày càng cao, kết cấu sản nghiệp ngày càng vững chắc, vốn không ngừng tích tụ, trình độ kỹ thuật trong nền kinh tế ngày càng cao … của các NIEs Châu Á. Vì thế, nếu như trước năm 1987, Hàn Quốc luôn nhập siêu thì từ năm 1987 đã chuyển sang xuất siêu ngày càng lớn, năm 1987 xuất siêu 6,2 tỷ USD, đến năm 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Hàn Quốc đạt 254 tỷ USD, xuất siêu 30 tỷ USD. Tương tự, Singapore từ năm 1983 đến nay đã chuyển sang xuất siêu ngày càng lớn (năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của Singapore đạt 179,6 tỷ USD, xuất siêu đạt 15,6 tỷ USD).
3.1.2. Một số nước đang phát triển Châu Á (Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ).
Khuynh hướng chủ yếu trong giải quyết vấn đề nhập siêu, tạo lập thế cân bằng cán cân thương mại và chuyển nhanh sang xuất siêu của các nước này là mở cửa thu hút FDI, kết hợp với chính sách tự do hóa thương mại, sử dụng hiệu quả nguồn vốn thu hút được từ bên ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu, sử dụng công cụ tỷ giá linh hoạt để tác động hỗ trợ xuất khẩu.
- Đối với trường hợp của Trung Quốc:
Trong suốt thời kỳ mở của của nền kinh tế (sau năm 1978), FDI luôn là yếu tố chính làm tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu và chuyển sang thặng dư cán cân thương mại của Trung Quốc. Theo kết quả thống kê của WB về Trung Quốc từ năm 1982-2006, thì FDI và xuất khẩu có mối quan hệ đồng biến giữa tăng FDI và tăng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, tương ứng với 1 USD vào Trung Quốc đã tác động đến thặng dư cán cân thương mại ở mức tăng hơn 1 USD. Vì thế, trong thời kỳ 1986-1990, Trung Quốc vẫn nhập siêu bình quân đến 9,18%/năm so với kim ngạch xuất khẩu nhưng từ sau năm 1990, với hiệu ứng của FDI đã thu hút được trong thời kỳ trước đó (cộng dồn vốn FDI đã thực hiện đến năm 1990 đạt 24.762 triệu USD), kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng rất nhanh và nước này đã chuyển nhanh sang xuất siêu. Trong thời kỳ 1990-2001, nhịp độ tăng trưởng vốn FDI Trung Quốc thu hút được đạt bình quan 22.95%/năm (năm 2001 cộng dồn vốn FDI đã thực hiện tại Trung Quốc đạt 395.192 triệu USD) thì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc cũng đạt mức bình quân 12,95%/năm và mức thặng dư thương mại tăng trưởng với nhịp độ bình quân 11,55%/năm. Trong giai đoạn 2002-2006, nhịp độ tăng vốn FDI thu hút được của Trung Quốc đạt bình quan 13,1%/năm (năm 2006 đạt 95,92 tỷ USD gấp 2 lần FDI thu hút được của năm 2002 là 51,82 tỷ USD) thì
nhịp độ tăng trưởng mức thặng dư bình quân 37,65%/năm. Nếu tính cộng dồn thì đến năm 2006, tổng FDI Trung Quốc thu hút và sử dụng được đạt trên 737 tỷ USD và tổng mức thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt được (1990-2006) là 765 tỷ USD (hệ số FDI/thặng dư cán cân thương mại đạt mức1/1,03 lần). Điểm đáng chú ý là hiệu ứng của FDI đối với thặng dư cán cân thương mại của Trung Quốc ngày càng lớn: nếu năm 2001, tỷ lệ giá trị thặng dư thương mại (xuất siêu) mới bằng 8,6% tổng giá trị vốn FDI thu hút được (34,017 tỷ USD thặng dư thương mại so với 395,192 tỷ USD tổng vốn FDI thu hút đến năm 2001) thì năm 2006 tỷ lệ này tăng lên 289,54% (năm 2006 mức thặng dư cán cân thương mại của Trung Quốc dạt 217,746 tỷ USD so với 765 tỷ USD vốn FDI thu hút được đến năm 2006).
Để tạo lập được cán cân thương mại tích cực, tăng hiệu ứng của FDI đối với nền kinh tế nói chung, phát triển xuất khẩu nói riêng trong giai đoạn quá độ từ nhập siêu sang xuất siêu, chính phủ Trung Quốc đã sử dụng khá đồng bộ các công cụ, biện pháp quản lý kinh tế, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Với mục tiêu Trung Quốc trở thành một trung tâm chế xuất hàng xuất khẩu lớn của thế giới, chính phủ đã qui hoạch và khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu với dây chuyền sản xuất liên tục được đổi mới thông qua kỹ thuật mới để đi sâu vào mức độ gia công, chế biến làm cho các ngành công nghiệp chuyển hướng từ chỗ lấy các ngành công nghiệp dùng nhiều nguyên liệu làm chính (thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90) sang lấy các ngành công nghiệp chế biến làm chính (nửa sau thập kỷ 90), không ngừng nâng cao tỷ lệ giá trị chế biến, nhất là từ sau 2000. Đến năm 2000, trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc, nhóm sản phẩm chế biến và chế tạo đã chiếm 88,23%, nhóm sản phẩm thô gồm nông lâm thuỷ sản và khoáng sản chỉ còn chiếm 11,56%. Cũng trong giai đoạn quá độ chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu (1985-2004), chính phủ đã thực hiện “liệu pháp mạnh”, bắt đầu phá giá đồng Nhân dân tệ (CNY) để đẩy mạnh xuất khẩu, sử dụng công cụ tỷ giá hối
đoái làm “đòn bẩy” để hỗ trợ mạnh cho xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Với danh nghĩa là định giá lại đồng CNY (mà thực chất là làm cho CNY trượt giá tới 50%). Từ năm 1994 đến năm 2004, chính phủ đã ổn định tỷ giá ở mức 8,2-8,3 CNY/1 USD và coi đấy là cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát (thực chất đây là một chế độ tỷ giá cố định mới). Chỉ từ sau năm 2005 đến nay, do áp lực của các đối tác thương mại lớn (Mỹ, EU, Nhật,…) và đã đạt được mục tiêu thặng dư thương mịa ở mức cao, vững chắc (năm 2007 thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt 262,2 tỷ USD, bằng 27,4% kim ngạch xuất khẩu). Chính phủ Trung Quốc mới điều chỉnh tỷ giá CNY/USD theo hướng tăng dần giá CNY (năm 2004: 8,19CNY/1USD, năm 2005: 7,79CNY/1USD, năm 2006: 7,79CNY/1USD, và năm 2008: 7,50CNY/1USD). Hiệu ứng đối ngẫu của quá trình đó là dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã tăng rất nhanh, năm 2006 đạt 403,2 tỷ USD (đứng thứ 2 thế giới, sau Nhật Bản) và đến tháng 6 năm 2008 đã đạt 470,6 tỷ USD. Đồng thời, nguồn vốn FDI đổ vào Trung Quốc cũng ngày càng tăng (năm 2001: 6,5 tỷ USD, năm 2002: 52 tỷ USD, và năm 2007: 53,5 tỷ USD).
- Trường hợp Thái Lan:
Trước khủng hoảng tài chính- tiền tệ (1997), nền kinh tế Thái Lan đã duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao 9,4%/năm (1995-1996), một phần quan trọng do có ngành chế biến, chế tạo phát triển, mà chủ yếu do khu vự FDI tạo ra. Khi nền kinh tế “bong bóng” của Thái Lan bị vỡ, xảy ra khủng hoảng năm 1997, mặc dù thị trường bất động sản bị đóng băng (do các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn hoặc không đầu tư tiếp), nhưng một phần do có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã phát triển và quán tính của một thời gian khá dài thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu cùng với chính sách ngoại giao mềm dẻo đã giúp Thái Lan duy trì được quan hệ thương mại với các bạn hàng lớn (Hoa Kỳ, Trung
Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan …) nên xuất khẩu của Thái Lan tăng trưởng mạnh ngay những năm sau khủng hoảng (năm 2000: tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 131,8 tỷ USD, xuất siêu 7,4 tỷ USD). Để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng (1987-1988), chính phủ Thái Lan đã một mặt cải thiện môi trường đầu tư (lượng vốn FDI tăng từ 11,5 tỷ USD năm 2003 lên 20,4 tỷ USD năm 2006), cải thiện cơ cấu chính sách thương mại, mở rộng quan hệ thương mại với các nước Châu Á thông qua các Hiệp định AFTA khu vực và song phương, hình thành mạng lưới kinh doanh voíư những thoả thuận ưu đãi song phương (với Oxtraylia, Braxin, Ấn Độ, Nhật Bản, Peru, Newzeland…) mặt khác, phá giá mạnh đồng Baht để tác động mạnh đến cán cân thanh toán quốc tế (đã ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng năm 1987-1988).
Trước năm 1996, Thái Lan áp dụng chính sách tỷ giá cố định so với đồng USD, khiến giá trị đồng Baht tăng cao so với đồng USD trong khi giá trị của đồng USD lại tăng mạnh so với đồng Yên Nhật và một số đồng ngoại tệ khác khiến sức mua của đồng Baht giảm 20% (theo lý thuyết ngang giá sức mua). Vì thế, chỉ sau một ngày khi chính phủ tuyên bố phá giá (2/7/1997) đồng Baht đã mất 20% giá trị rồi tiếp tục giảm xuống sau đó (tỷ giá Baht/USD đã tăng lên từ 25.61 Baht/1USD lên 47,25 Baht/1USD). Tỷ giá đó đã làm tăng khả năng xuất khẩu của Thái Lan, hạn chế nhập khẩu, giảm nhập siêu từ mức 9,5 tỷ USD năm 1991 xuống còn 4,5 tỷ USD năm 1997 và tiến tới xuất siêu 12,3 tỷ USD năm 1998 (chủ yếu do giảm đầu tư nên nhập khẩu giảm mạnh). Đến năm 2006, mặc dù đồng Baht tăng giá lên 24% nhưng Thái Lan vẫn xuất siêu tới 10% so với GDP.
- Kinh nghiệm của Ấn Độ về giải quyết vấn đề nhập siêu và rút ra bài học cho Việt Nam.
Do nhu cầu nhập khẩu lớn nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất ngày càng lớn của nền kinh tế, Ấn Độ cũng phải chịu tình trạng nhập siêu trong nhiều năm qua dù chính phủ đã quan tâm và thực hiện rất nhiều các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng nhập siêu của nước này.
Trước tình hình nhập siêu ngày càng lớn, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra hàng loạt các biện pháp kiềm chế nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu, các nhóm biện pháp cơ bản bao gồm:
+ Xây dựng chiến lược xuất khẩu tổng thể và cho từng ngành hàng đối với từng nước cụ thể trong đó tập trung vào hàng loạt các sáng kiến tiếp cận thị trường có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ cụ thể của Chính phủ dành cho các tổ chức xúc tiến xuất khẩu, cơ quan xúc tiến thương mại, các cơ quan khác thuộc chính phủ có chức năng và nhiệm vụ phối hợp trong công tác xúc tiến xuất khẩu, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các phòng thí nghiệm, và các nhà xuất khẩu…nhằm hiện thực hoá hiệu quả chiến lược tăng cường xuất khẩu.
+ Các dự án quảng bá và tiếp thị hàng Ấn Độ qui mô lớn trong và ngoài nước, bao gồm việc xây dựng các phòng giới thiệu sản phẩm, tổ chức lễ hội quảng bá thương hiệu hàng Ấn Độ, tham gia ở cấp quốc gia những sự kiện lớn trên toàn thế giới, đăng ký những ấn phẩm qui mô toàn cầu quản bá hàng hoá Ấn Độ, hỗ trợ các tổ chức và nhà xuất khẩu tiếp thị hàng Ấn Độ ở các nước ngoài.
+ Xây dựng năng lực cạnh tranh, bao gồm việc hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu nói chung và các nhà xuất khẩu nói riêng vào từng thị trường cụ thể; hỗ trợ kinh phí cho việc tăng cường cải tiến năng xuất, chất lượng sản phẩm và các chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm tại các phòng
chuyên ngành về thiết kế mẫu mã chung cho sản phẩm, đóng gói cho sản phẩm … chi phí cho việc thuế tư vấn tại các nước nhập khẩu tiềm năng.
+ Hỗ trợ với các yêu cầu tiêu chuẩn hoá các sản phẩm có xuất xứ từ Ấn Độ phù hợp với luật pháp của nước nhập khẩu như chi phí thử nghiệm sản phẩm cơ khí tại nước ngoài, phí đăng ký dược phẩm, sản phẩm công nghệ sinh học, trang thiết bị dược phẩm.
+ Hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, bao gồm các nghiên cứu liên qua đến thương mại như nghiên cứu thị trường, sáng kiến về các nhóm nghiên cứu chung, các hiệp định thương mại tự do, hiệp định thương mại khu vực.
+ Phát triển dự án, bao gồm các nghiên cứu liên quan đến thương mại như nghiên cứu thị trường, sáng kiến về các nhóm nghiên cứu chung, các hiệp định thương mại tự do, hiệp định thương mại khu vực.
3.1.3. Một số nước công nghiệp phát triển Tây Âu (Hoa Kỳ, Anh, Pháp)
Khuynh hướng giải quyết vấn đề nhập siêu tạo lập cán thương mại của các nước này là giải quyết vấn nhập siêu trong tổng thể của vấn đề cán cân thanh toán bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ để lấy thặng dư cán cân dịch vụ bù đắp phần thâm hụt cán cân thương mại nhằm hướng mục tiêu chung là giải quýêt vấn đề các cân thanh toán vãng lai. Chẳng hạn như trường hợp của Hoa Kỳ năm 2004, nước này thâm hụt cán cân thương mại tới 707 tỷ USD, nhưng lại thặng dư cán cân dịch vụ 58,3 tỷ USD; năm 2006, nước này thâm hụt cán cân thương mại tới 881 tỷ USD, nhưng lại thặng dư cán cân dịch vụ tới 75 tỷ USD. Trưòng hợp nước Anh cũng tương tự như Hoa Kỳ: năm 2001, Anh thâm hụt cán cân dịch vụ 16,8 tỷ USD; năm 2004 nước này thâm hụt cán cân thương mại tới 110 tỷ USD, nhưng lại thặng dư cán cân dịch vụ đạt 35,7 tỷ USD.