Nguyên nhân nhập siêu từ thị trường Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp kiềm chế nhập siêu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới.doc (Trang 77 - 79)

II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM.

2.2.7.Nguyên nhân nhập siêu từ thị trường Ấn Độ.

2. Phân tích đánh giá nguyên nhân nhập siêu của Việt Nam theo khu vực thị trường nhập siêu.

2.2.7.Nguyên nhân nhập siêu từ thị trường Ấn Độ.

(1) Ấn Độ là một trong những nước có qui mô nền kinh tế lớn nhất trong khu vực Nam Á với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ. Cơ cấu hàng hóa Ấn Độ tương đối giống Việt Nam nhưng có sức cạnh tranh cao hơn cả về chất lượng lẫn giá cả. Giá cả tại thị trường Ấn Độ đối với một số mặt hàng ta có thể xuất sang nước này như: dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ không cao như tại một số thị trường khác. Vì vậy, các doanh nghiệp của ta có xu hướng xuất khẩu các mặt hàng này sang các thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản thay vì xuất khẩu sang Ấn Độ. Điều này cũng góp phần hạn chế xuất khẩu hàng Việt Nam sang Ấn Độ và làm tăng trị giá nhập siêu.

(2) Do nhu cầu phát triển sản xuất, chăn nuôi trong nước, nguồn nguyên liệu trong nước không đủ cung cấp, chi phí để khai thác, tạo nguồn nguyên liệu còn cao, thậm chí cao hơn việc nhập khẩu nguyên liệu nên Việt Nam đã nhập số lượng lớn một số loại hàng hóa từ Ấn Độ có giá cả cạnh tranh cao như thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu, sắt thép, nguyên liệu dược phẩm, máy móc trang

thiết bị, bông các loại. Đây chính là những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Ấn Độ, làm tăng nhập siêu trong những năm gần đây.

(3) Tình hình thu hút FDI, trong đó có FDI từ Ấn Độ, trong những năm gần đây tăng mạnh, điển hình là các dự án lớn về thép, khai thác dầu khí, khoáng sản của các tập đoàn Ấn Độ như TATA, ESSAR, ONGC nên nhu cầu nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Ấn Độ tăng cao.

(4) Các ngành công nghiệp phụ trợ và ngành công nghiệp dệt của Việt Nam chưa phát triển nên ta vẫn phải nhập một khối lượng lớn nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và da giày cũng như các loại phụ tùng máy móc khác từ Ấn Độ để phục vụ sản xuất trong nước.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp kiềm chế nhập siêu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới.doc (Trang 77 - 79)