Các giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng gạo xuất khẩu ở Việt Nam.doc (Trang 35 - 38)

- Thứ tư, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bến cảng và các dịch vụ phục vụ xuất khẩu gạo.

3.2.1.4. Các giải pháp về thị trường

*Thứ nhất: nghiên cứu và xây dựng thị trường.

Thị trường là yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Nghiên cứu thị trường là nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam. Công tác nghiên cứu thị trường cần được tổ chức tập trung, khách quan và khoa học. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu biết về các đặc tính, thói quen tiêu dùng, thị hiếu của các khu vực thị trường cũng như nắm bắt thông tin về các biến động trên thị trường, đồng thời cho phép đánh giá tiềm năng và quy mô thị trường. Từ đó thực hiện xâm nhập và thích ứng với thị trường, tạo thế cạnh tranh để mở rộng thị phần của mình.

Để nghiên cứu thị trường gạo - mặt hàng có thị hiếu tiêu dùng đa dạng-Nhà nước cần hình thành các trung tâm chuyên trách cho ngành gạo để khai thác, cung cấp thông tin về giá cả thị trường, tình hình hoạt động của các thành viên trong và ngoài nước, phổ biến kịp thời các chính sách mới

của Nhà nước cho các nhà xuất khẩu. Hệ thống thông tin phải thật chính xác, cập nhật để có những phản ứng linh hoạt trước những biến động của thị trường.

Xây dựng thị trường xuất khẩu gạo là một đòi hỏi mang tính cấp thiết và chiến lược. Nhà nước cần tạo lập và đặt mối quan hệ thương mại với các nước có nhu cầu lớn về xuất khẩu gạo, tranh thủ khai thác các mối quan hệ để ký các hiệp định xuất khẩu gạo hoặc các bản thoả thuận phối hợp, hợp tác với các nước để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động đồng thời có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường bên ngoài. Trong quá trình xuất khẩu gạo, cần tranh thủ gây dựng uy tín thương mại quốc tế đối với các bạn hàng, từng bước tạo thói quen ưa chuộng, tiêu dùng gạo Việt Nam, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường.

*Thứ hai: các thị trường mục tiêu.

Việc lựa chọn các thị trường mục tiêu cho xuất khẩu gạo trong những năm tới là vấn đề khá nan giải. Điều quan trọng đối với Việt Nam hiện nay là sắp xếp các phân đoạn thị trường xuất khẩu gạo theo thứ tự ưu tiên và hiệu quả kinh tế, đầu tư vốn cho sản xuất, chế biến, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, tạo tiền đề cho xuất khẩu gạo trong tương lai.

Những năm sắp tới, chúng ta tập trung xuất khẩu gạo vào những thị trường tiêu biểu sau:

* Một, thị trường gạo phẩm cấp thấp. Đây là thị trường tập trung những nước nghèo tiêu thụ gạo chất lượng thấp (tấm 25-35%) như Ấn Độ, Philippin, các quốc gia châu Phi...

+ Thị trường ổn định gạo bao gồm các nước ASEAN như Philippin, Malayxia... Đây là một thị trường quan trọng cần hướng tới. Về cơ bản giữa nước ta và các nước ASEAN, cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như nhau. Tuy nhiên ta cần khai thác những ưu thế và giá nhân công rẻ so với nhiều nước trong khu vực địa lý, và trong tương lai nằm trên hệ thống đường bộ và đường sắt xuyên Á và chế độ ưu đãi thuế quan trọng nội bộ các nước ASEAN để tăng mức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ vào thị trường này đặc biệt là các mặt hàng nông sản như gạo. Mặc dù chúng ta gặp sự cạnh tranh gay gắt với Thái Lan về gạo nhưng chúng ta có chỗ đứng tại các nước Inđônêxia, Singapo, Philippin... Chúng ta đã có hướng đi đúng khi liên doanh với các nước trồng lúa cao sản để cung cấp ổn định cho thị trường

thế giới với hiệu quả cao. Chúng ta nhận định rằng trong thời kỳ năm 2010 trở đi thì ASEAN vẫn là thị trường tiêu thụ gạo chủ yếu của Việt Nam. Philippines mới đây cũng đã thông báo gia hạn thoả thuận Chính phủ mua gạo của Việt Nam từ 2011-2013 với số lượng 1,5 triệu tấn mỗi năm, đồng thời mở rộng nhập khẩu tư nhân.

+ Thị trường không ổn định là những thị trường nhập gạo của Việt Nam với số lượng không đồng đều như Trung Quốc và các nước Châu Phi. Với số dân 1,3 tỉ người và vị thế địa lý thuận lợi, Trung Quốc hứa hẹn là nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tính đến tháng 3/2011 gồm có Vilexim, Lương thực Long An, Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, Gentraco, Hiệp Lợi… với hơn 60 ngàn tấn.

Tương tự như Trung Quốc, thị trường các quốc gia châu Phi rất có triển vọng đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Khu vực này luôn có những bất ổn định về chính trị, khó có khả năng thanh toán nên lượng gạo nhập từ Việt Nam dù nhiều nhưng không ổn định. Tuy nhiên khu vực vẫn là bạn hàng rất lớn của Việt Nam và chúng ta phải tập trung khai thác trong những năm tới.

* Hai, thị trường gạo phẩm chất cao bao gồm các nước nhập khẩu gạo chất lượng cao của Việt Nam bao gồm:

- Thị trường EU: hiện nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam vào thị trường này chưa lớn do có sự cạnh tranh gay gắt của gạo Thái Lan. Tuy nhiên trong tương lai, khi chúng ta nâng cao được chất lượng gạo thì đây là một thị trường rất có tiềm năng. Các chuẩn mực kinh doanh của EU đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải thật sự năng động, đảm bảo chất lượng gạo và giữ chữ tín trong giao dịch, buôn bán, từng bước xuất khẩu trực tiếp gạo Việt Nam vào khu vực này.

- Thị trường Mỹ: là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới nhưng Mỹ cũng có nhu cầu nhập khẩu. Việt Nam có thể hưởng quy chế tối huệ quốc của Mỹ nên gạo của ta có thể tiếp cận và xâm nhập vào thị trường này dễ dàng hơn. Trong tương lai, chúng ta cần mở rộng quan hệ để có mức xuất khẩu gạo ổn định vào thị trường Mỹ nói riêng cũng như các nước châu Mỹ nói chung.

- Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là nước tiêu thụ gạo đòi hỏi chất lượng cao. Do vậy, các doanh nghiệp của ta cần nắm bắt xu thế này để đầu tư trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm mới có thể có chỗ đứng trên thị trường, nhất là khi Nhật Bản giảm mức bảo hộ đối với mặt hàng gạo theo quy định của WTO.

- Thị trường Trung Đông: đây là khu vực gồm những nước giàu có trên thế giới, có nhu cầu cũng như khả năng thanh toán, giao dịch thương mại quốc tế... Do chưa hiểu biết nhiều về bạn hàng và thị trường ở khu vực này nên kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước này không đáng kể. Bước đầu gạo Việt Nam đã có chỗ đứng và được ưa dùng tại Iran, Irac... Trong tương lai, khu vực này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Nhìn chung, gạo chất lượng thấp của Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao với thị trường châu Á và châu Phi rộng lớn nên cần khai thác mức độ tối đa. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách thúc đẩy đầu tư vào sản xuất nâng cao chất lượng gạo, kết hợp với các chính sách Marketing thị trường của Chính phủ để đưa mặt hàng cao cấp xâm nhập thị trường các nước tiêu thụ loại hàng này với giá cao. Do vậy, chúng ta phải biết kết hợp giữa việc giữ vững các thị phần đã xuất khẩu, chuyển dần sang sản xuất và xuất khẩu gạo cao cấp và đặc sản để đi vào thị trường cao cấp, thu được giá trị xuất khẩu cao hơn.

Như vậy, thị trường xuất khẩu gạo còn rộng mở, khả năng tham gia vào thị trường gạo của Việt Nam ngày càng tăng. Trong những năm tới, chúng ta cần thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo sao cho có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng gạo xuất khẩu ở Việt Nam.doc (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w