Mở rộng phân phối thị trường

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng gạo xuất khẩu ở Việt Nam.doc (Trang 41 - 46)

- Thứ tư, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bến cảng và các dịch vụ phục vụ xuất khẩu gạo.

3.2.2.3.Mở rộng phân phối thị trường

Những chợ đầu mối đầu tiên được tổ chức một cách có quy mô đã xuất hiện tại châu Âu vào cuối thế kỷ XIX. Ngày nay, chợ buôn bán đầu mối đã trở thành một phần không thể thiếu được trong mạng lưới phân phối lúa gạo cho các đô thị lớn. Tại các quốc gia phát triển, các chợ buôn bán đầu mối đã trở thành các trung tâm phân phối lúa gạo lớn. Ở Thái Lan, các trung tâm lúa gạo là kênh tiêu thụ gạo quan trọng nhất vì mua tới 60% lúa do nông dân sản xuất ra. Trung tâm lúa gạo là điểm tập trung của những người bán và mua lúa, vừa tạo nên được một sự cạnh tranh khiến việc mua bán diễn ra công bằng, khắc phục được tình trạng nông dân bị ép giá do không có thông tin về thị trường, tránh được gian lận trong cân đong và xác định chất lượng lúa.

Về vấn đề tổ chức dự trữ lương thực cần được thực hiện tốt đảm bảo cho yếu tố ổn định nguồn cung cấp lương thực trong chính sách an toàn lương thực quốc gia. Một vấn đề rất bức xúc hiện nay là thiếu kho trữ gạo trầm trọng, những kho đang sử dụng hầu hết không đạt chuẩn. Trong khi đó, việc đầu tư xây kho mới ít được quan tâm. Nước ta đã làm nên kỳ tích trong

xuất khẩu lúa gạo khi vượt hơn 2 tỉ USD kim ngạch năm 2008. Trong cơ cấu mặt hàng dự trữ, đối với dự trữ quốc gia tới hạn trung bình khoảng một năm và dự trữ của nông dân tại nơi sản xuất thì dự trữ bằng lúa sẽ thích hợp hơn, còn dự trữ của các doanh nghiệp thông thường từ một đến ba tháng nên có thể dự trữ gạo thành phẩm hoặc bán thành phẩm thì bắt buộc phải đảo kho, đưa lúa gạo cũ ra tiêu thụ và nhập lúa gạo mới về để duy trì chất lượng sản phẩm luôn luôn tốt. Trong khi đó, lúa cũ khoảng 6-12 tháng là nguyên liệu thích hợp để chế biến gạo xuất khẩu có chất lượng tốt nhất, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của nhiều nước nhập gạo trên thế giới. Như vậy, nếu Cục dự trữ quốc gia kết hợp việc đảo kho lương thực dự trữ bảo hiểm để cung ứng lúa gạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ góp phần rất tốt để ổn định nguồn cung ứng gạo xuất khẩu có chất lượng cao, tăng đáng kể hiệu quả xuất khẩu gạo nói chung và hiệu quả dự trữ bảo hiểm lương thực nói riêng.

* Tổ chức khâu xuất khẩu.

Nhà nhập khẩu nước ngoài thường tiếp xúc trực tiếp với nhà xuất khẩu gạo hoặc qua trung gian Việt Nam để nhập khẩu gạo. Thời gian thường kéo dài từ 22 đến 30 ngày. Đôi khi thời gian này tăng lên do những thủ tục về giấy tờ. Ví dụ như một nhà xuất khẩu được phép xuất 30.000 tấn gạo muốn xuất 10.000 tấn tại cảng Cần Thơ và 20.000 tấn tại cảng TP Hồ Chí Minh thì phải xuất trình chứng từ ở cả hai cảng. Khi hàng hoá đã sẵn sàng vẫn phải đợi giấy phép của Bộ Thương mại và mất rất nhiều thời gian để giải quyết.

Theo kinh nghiệm của những nhà xuất khẩu trước kia, cần có những chuyên gia giỏi để giải quyết các vấn đề trên. Họ có khả năng làm nhanh chóng các thủ tục hành chính liên quan đến xuất khẩu gạo. Khâu trung gian có thể giải quyết những chi tiết quan trọng. Ngay cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo với số lượng lớn cũng sử dụng các dịch vụ trung gian quốc tế đối với một số thị trường. Những doanh nghiệp này biết cách hoàn thành những thủ tục phức tạp. Xu hướng hiện nay của các nhà xuất khẩu là phát triển các kênh trực tiếp. Tuy nhiên, cần có thời gian để xác lập quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng ở dạng kênh này.

Việc phân phối hàng hoá bao gồm vận chuyển và dự trữ hàng hoá trong suốt thời gian thực hiện kênh phân phối. Hiện nay, chi phí gửi hàng ở Việt Nam khá cao, cơ sở hạ tầng cầu cảng không tốt là những bất lợi của Việt Nam so với các nước xuất khẩu khác. Cụ thể là chi phí cảng, chi phí bốc dỡ xếp hàng và các chi phí liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40.000 USD/tàu công suất 10.000 tấn (chiếm 1,6% giá gạo xuất khẩu) trong khi chi phí này ở Bangkok chỉ bằng một nửa. Ngoài chi phí cảng, tốc độ bốc dỡ rất chậm, so với Băngcốc ta chậm hơn 6 lần (nghĩa là tại Sài Gòn bốc dỡ được 1.000 tấn/ngày thì Băngcốc là 6.000 tấn/ngày). Chậm trễ do sửa chữa và bốc xếp hàng thường làm tốn thêm khoảng 6.000 USD/ngày. Những hạn chế nói trên làm mất cơ hội về giá và đương nhiên người trồng lúa phải chịu dưới hình thức giá FOB thấp hơn.

Những bất lợi của ta về vận chuyển, bốc dỡ không thể khắc phục trong thời gian ngắn được, nhưng chúng ta cần nhận thức sâu sắc về điều đó để tìm ra những giải pháp hợp lý nhất để nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Hiện tại, các tàu đến cảng Sài Gòn không thể xuất phát sau 3 giờ chiều và đến trước 9 giờ sáng, gây bất tiện và tốn kém cho các tầu nếu không cập cảng trong thời gian trên. Chúng ta có thể cho các tàu chạy trong đêm kênh chở gạo từ cảng này đến bờ biển Trung Quốc, hạn chế phần nào những bất lợi về cơ sở hạ tầng mà chúng ta chưa khắc phục được.

Trong những năm tới, chúng ta có thể giảm bớt những bất cập của kênh phân phối hiện tại bằng cách áp dụng mô hình sau:

Sơ đồ trên có thể chia hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam làm hai khâu. Ở khâu mua, gạo được đưa đến nhà máy chế biến bằng 3 cách: trực tiếp, qua tư thương và qua các trạm thu mua của Nhà nước. Với khâu mua này, chúng ta có thể phát triển mua gạo chế biến bằng cả hai cách trực tiếp và gián tiếp qua trung gian nên người sản xuất chủ động và linh hoạt hơn trong việc bán gạo, tránh tình trạng bị ép giá dẫn đến bán giá rẻ. Tuỳ từng khu vực cụ thể mà ta nên khuyến khích cách thu mua nào cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

Ở khâu xuất khẩu chúng ta vẫn vận dụng các kênh cơ bản của Marketing-mix qua kênh cấp 1,2,3,4 tuỳ từng thị trường cụ thể. Tuy nhiên, gạo xuất khẩu Việt Nam từ trước đến nay vẫn phụ thuộc quá nhiều vào trung gian nước ngoài, đặc biệt ở thị trường rất có tiềm năng của ta là châu Phi gây thiệt hại cho ta nhiều về giá gạo. Trong tương lai gần, chúng ta phải hạn chế những nhược điểm này, có thể ký kết hợp đồng trực tiếp với các nước nhập

khẩu gạo và chú trọng sử dụng giá CIF để linh hoạt hơn cho sự lựa chọn mức giá của các nhà nhập khẩu. Chúng ta cần tránh những kênh phân phối quá nhiều trung gian mà tập trung vào các kênh trực tiếp hoặc sử dụng ít trung gian để hạ thấp chi phí, giảm giá bán và tăng số lượng gạo xuất khẩu. Trong những năm tới, cần bổ sung các đại lý tại nước ngoài, đặc biệt là các nước nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam để thuận tiện hơn cho các giao dịch về gạo và đạt được hiệu quả cao nhất.

Các kênh phân phối gạo của Thái Lan

Đặt trong bối cảnh khu vực và quốc tế, cần thấy rằng các kênh phân phối của Việt Nam còn chưa được Nhà nước quản lý một cách chặt chẽ. Các tư thương và doanh nghiệp Nhà nước còn chưa có sự phối hợp hài hoà trong việc đưa gạo từ người sản xuất đến người tiêu dùng nước ngoài. Chúng ta có thể tham khảo mô hình khâu mua của Thái Lan.

Nguồn: Agricultural Marketing Improvement in Thailand Kasetsat University Bangkok

Qua mô hình trên, có thể nhận thấy sự quản lý chặt chẽ trong khâu mua gạo xuất khẩu ở Thái Lan. Các kênh phân phối đều là cấp 4 thể hiện được sự phân công lao động hợp lý, chuyên môn hoá cao, tạo hiệu quả tối ưu cho các nhà xuất khẩu Thái Lan tung gạo ra thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng gạo xuất khẩu ở Việt Nam.doc (Trang 41 - 46)