Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Tại Công ty NetNam.doc (Trang 31 - 35)

Tổng quỹ lương: là tổng chi phí về tiền lương mà Doanh nghiệp phải trả

cho tất cả những người lao động trong Doanh nghiệp. Nó thường gồm hai thành phần: Phần cố định so với Doanh thu (theo biên chế, theo hợp đồng lao động mà quy định tiền lương cố định) và phần biến đổi theo Doanh thu. Quỹ lương của doanh nghiệp có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau như sau:

Quỹ lương theo kế hoạch là tổng số tiền lương được tính vào thời điểm đầu kỳ kế hoạch. Nó được tính theo cấp bậc, theo các khoản phụ cấp được quy định và theo kế hoạch sản xuất sẽ giao cho doanh nghiệp.

Quỹ lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã thực hiện trong kỳ, được tính theo sản lượng thực tế đã thực hiện, trong đó có cả các khoản không được dự kiến trong khi lập kế hoạch. Các khoản này thường là do phát sinh, hoặc là do thiếu sót trong quá trình tổ chức và thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp …

- Theo đối tượng hưởng: quỹ lương của công nhân sản xuất và quỹ lương của công nhân viên khác trong doanh nghiệp.

- Theo tính chất chính phụ: Quỹ tiền lương chính và quỹ tiền lương phụ. Quỹ tiền lương chính bao gồm số tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và các khoản phụ cấp được tính để trả cho tất cả CBCNV trong doanh nghiệp

Quỹ tiền lương phụ bao gồm số tiền trả cho CBCNV của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ việc theo chế độ như: lễ, tết, phép năm… hoặc nghỉ vì lý do bất thường khác

Bảng 2.14. Tổng quỹ lương năm 2005 và 2006

Năm Tổng quỹ lương kế hoạch Tổng quỹ lương thực hiện Chênh lệch 2005 3.945.757.870 3.587.149.800 358.608.070 2006 4.645.587.500 4.261.328.400 384.259.100 Nguồn: Phòng Kế toán.

Hiện nay theo quy định của nhà nước, các doanh nghiệp thường xác định tổng quỹ lương chung theo kế hoạch gồm các thành phần sau theo công thức:

Vc = Vkh + Vpc + Vbs + Vtg

Trong đó:

Vc: tổng quỹ lương chung theo kế hoạch

Vkh: tổng quỹ lương theo kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương

Vpc: quỹ kế hoạch các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác( nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lương theo quy định

Vbs: quỹ lương bổ sung theo kế hoạch (phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ tết…) Vtg: quỹ lương làm thêm giờ theo kế hoạch

Đơn giá tiền lương: là số tiền doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên

khi thực hiện một đơn vị sản phẩm (hay một công việc) nhất định với chất lượng xác định.

Có 4 phương pháp xác định đơn giá tiền lương sau đây:

a. Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm

Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là tổng sản phẩm bằng hiện vật (kể cả sản phẩm quy đổi), thường áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm hay một số sản phẩm có thể quy đổi được.

Đg = Lg × Tsp

Trong đó: Đg – đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm.

Lg – tiền lương giờ tính trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân, phụ cấp bình quân và mức lương tối thiểu doanh nghiệp.

Tsp – Mức lao động của một đơn vị sản phẩm ( giờ - người).

b. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu

Phương pháp này ứng với chỉ tiêu kế hoạch là doanh thu, thường áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp.

Đg = Vkh : Tkh

Trong đó: Vkh – Tổng quỹ lương theo kế hoạch. Tkh – Tổng doanh thu theo kế hoạch.

c. Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí.

Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là tổng doanh thu trừ ( – ) tổng chi phí, thường áp dụng cho các doanh nghiệp quản lý được tổng doanh thu và tổng chi một cách chặt chẽ trên cơ sở các mức chi phí.

d. Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận

Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là lợi nhuận, thường áp dụng cho các doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và lợi nhuận kế hoạch.

Với NETN@M là một công ty cung cấp dịch vụ, hiện nay Công ty sử dụng phương pháp xác định đơn giá tiền lương tính trên doanh thu của từng loại hình dịch vụ.

2.2.5.Cách tính liền lương.

Do NetN@m là một doanh nghiệp nhà nước nên mặc dù là một công ty cung cấp dịch vụ nhưng công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với sản phẩm. Thực chất: trả công theo số ngày (giờ công) thực tế đã làm cộng với công việc đã hoàn thành và bảo đảm được chất lượng.

Ltg = (Ttt × L) + (Ntt × Đg)

Trong đó: Ttt – số ngày công (giờ công) thực tế đã làm trong kỳ ( tuần, tháng…)

L – mức lương ngày (lương giờ), với Lngày = và Lgiờ =

Ntt – Số hợp đồng thực tế đạt chất lượng đã hoàn thành Đg – Đơn giá lương khi hoàn thành hợp đồng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Tại Công ty NetNam.doc (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w