2.2.2.1. Tăng tổng mức lưu chuyển ngoại thương.
Đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước đã đem lại những kết quả kỳ diệu cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động xuất nhập khẩu trong thời kỳ 1991 - 2000 nói riêng. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương năm 2000 ước tính đạt 29,5 tỷ USD, gấp 6,5 lần năm 1989. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm những năm 1990 - 2000 đạt 14,3 tỷ USD, gấp 215 lần mức bình quân thời kỳ 1981 - 1990.
Mức lưu chuyển ngoại thương và cán cân thương mại hàng hóa
Chia ra 1990 - 2000
1990 - 1995 1996 - 2000 1. Mức lưu chuyển ngoại thương bình quân năm (tỷ USD) 14,3 7,5 22,5
+ Xuất khẩu bình quân năm (tỷ USD) 6,5 3,3 10,3
+ Nhập khẩu bình quân năm (tỷ USD) 7,8 4,2 12,2
2. Cán cân thương mại hàng hóa (xuất-nhập) (Tỷ USD) -1,3 -0,9 -1,9
3. Tỷ lệ nhập siêu (%) 21,6 30,6 18,2
Số lượng đơn vị tham gia xuất nhập khẩu đã tăng lên nhanh chóng qua các thời kỳ. Năm 1985 chỉ có 40 đơn vị do Nhà nước quản lý trực tiếp xuất nhập khẩu, năm 1990 có 270 đơn vị nhưng đến nay đã có trên 12000 đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia, trong đó có cả các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Quan hệ quốc tế những năm vừa qua đã có những thay đổi thông qua việc tham gia tổ chức quốc tế và khu vực như hiệp hội các nước Đông Nam á
(ASEAN-1995). Diễn đàn Kinh tế các nước Châu á - Thái Bình Dương (APEC-1998), nối lại quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và trở thành quan sát viên của WTO (1995), Ký hiệp định thương mại với 61 nước trong đó có Mỹ (tháng 7/2000).
Năm 1990 nước ta mới có quan hệ buôn bán với trên 50 nước và vùng lãnh thổ, năm 1995 con số này là 100 và đến nay đã là trên 170. Quan hệ thương mại ngày càng mở rộng tới các Châu lục, các khối kinh tế khu vực và quốc tế. Hoạt động xuất nhập khẩu đã dần tạo được chỗ đứng vững chắc, mở ra những tiềm năng mới trong tương lai.
2.2.2.2. Hoạt động nhập khẩu được tăng cường theo hướng tích cực.
Cùng với tăng trưởng kinh tế, nhập khẩu đã tăng trưởng với tốc độ khá. Những mặt tích cực của hoạt động nhập khẩu thời kỳ 1991 - 2000 thể hiện ở một số điểm sau:
* Nhập khẩu đã hướng vào mục tiêu chủ yếu là phục vụ chiến lược phát triển xuất khẩu và đáp ứng yêu cầu thiết yếu của sản xuất,tiêu dùng trong nước.
* Cơ cấu nhập khẩu thay đổi theo hướng tăng nhập khẩu tư liêu sản xuất, giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng.
* Thị trường nhập khẩu mở rộng, chất lượng hàng nhập khẩu được nâng cao, góp phần đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam.
Thời kỳ 1990 - 2000 nhập khẩu đạt tốc độ tăng bình quân là 17.5% mỗi năm. Riêng nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1994 - 2000 tăng bình quân 39% mỗi năm và chiếm 20,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, khu vực trong nước tăng 22% và chiếm 79,3%.
Hiện nay nước ta đã nhập khẩu hàng hóa với trên 130 nước và vùng lãnh thổ. Thị phần chủ yếu là các nước châu á, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm vị trí quan trọng. Nhập khẩu từ các nước ASEAN tăng lên nhanh chóng, cơ cấu thị trường đã thay đổi phần nào thể hiện đường lối tăng cường hội nhập khu vực phù hợp với đặc điểm sản xuất, tiêu dùng, khả năng đầu tư và vận tải
của nước ta). Tỷ trọng thị trường nhập khẩu chủ yếu thời kỳ 1990 - 1995: châu á chiếm 66,9%, Đông Âu 10,5%; EU 10,2% và Mỹ 0,7% sang thời kỳ 1996 - 2000: Châuá 71,95, Đông Âu 2,2%, EU 10% và Mỹ 2,4%.
Tỷ trọng một số thị trường nhập khẩu chủ yếu những năm 1999 - 2000.
Đơn vị: % Thời kỳ Thị trường nhập khẩu 1990 - 1995 1996 - 2000 1. Châu á 66,9 71,9 Trong đó: ASEAN 28,9 27,7 Ngoài ASEAN 38,0 50,2 2. Đông Âu 10,5 2,2 3. EU 10,2 10,0 4. Mỹ 0,7 2,4
Về cơ cấu hàng nhập khẩu: thay đổi theo hướng tăng nhập khẩu tư liệu sản xuất, máy móc, thiết bị kỹ thuật, giảm hàng tư liệu tiêu dùng. Năm 1990 thiết bị toàn bộ và máy móc dụng cụ chiếm 27,4% tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 2000 tăng lên gần 40%. Nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng hàng năm, từ 59,4% năm 1990 tăng lên 63,8% năm 2000. Hàng tiêu dùng giảm tương đối, năm 1990 chiếm 13,2% tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 1995 là 15,2% và năm 2000 còn 5,3%.
Tỷ trọng một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu theo các năm
Đơn vị: %
Năm
Mặt hàng nhập khẩu 1990 2000
1. Máy móc, thiết bị 27,4 40
2. Nguyên vật liệu sản xuất 59,4 63,8
2.2.2.3. Thị trường xuất khẩu được mở rộng theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế.
Kết quả nổi bật của hoạt động xuất khẩu những năm vừa qua thể hiện trên các mặt sau:
* Tăng trưởng xuất khẩu cao và liên tục.
* Sự tham gia của các ngành, các thành phần kinh tế trong đó có sự đóng góp tích cực của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp với nước ngoài.
* Thị trường xuất khẩu mở rộng.
* Cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm c chỉ biến.
* Một số mặt hàng chủ lực, đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu dần dần được khẳng định.
Đường lối phát triển kinh tế của Đảng đã được cụ thể hóa bằng nhiều chính sách kinh tế vĩ mô, trực tiếp và gián tiếp khuyến khích xuất khẩu. Nếu lấy năm 1989 làm gốc thì tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1990 - 2000 của xuất khẩu cao gấp 2,6 lần tốc độ tăng GDP. Tỷ trọng xuất khẩu trong GDP và kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người ngày càng tăgng, năm 2000 đã đạt mức xuất khẩu bình quân 184USD/người, đưa nước ta ra khỏi danh sách các nước có nền ngoại thương kém phát triển.
Xuất khẩu bình quân đầu người so với GDP
Chia ra 1990 - 2000
1990 - 1995 1996 - 2000 1. Xuất khẩu bình quân đầu người (USD) 89 47 136 2. Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP (%) 33,6 26,4 37,0
Từ đầu những năm 90, một số ngành công nghiệp khai thác và chế biến đã phát triển mạnh hơn. Cơ cấu hàng xuất khẩu theo ngành kinh tế quốc dân đã thể hiện xu hướng đó. Bình quân thời kỳ 1995 - 2000, trong tổng trị giá xuất khẩu, sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng 14,5%, công nghiệp khai thác 20,3%, công nghiệp chế biến 63,3%. Đáng chú ý là trong 3 nhóm sản
phẩm xuất khẩu trên thì sản phẩm công nghiệp chế biến có tốc độ bình quân cao nhất (34%), tiếp theo là công nghiệp khai thác (29%) và nông lâm sản 14%.
Thời kỳ 1991 - 2000 cũng đánh dấu bước tiến quan trong của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đó là sự xuất hiện và gia tăng nhanh chóng của một số mặt hàng mới như gạo, hàng điện tử, máy tính, hàng dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản, cà phê, hạt điều... Nếu như năm 1989 mới chỉ có 2 mặt hàng có trị giá xuất khẩu trên 200 triệu USD thì đến nay có 10 mặt hàng, trong đó 4 mặt hàng vượt qua mức 1 tỷ USD vào năm 2000 là dầu thô, hàng may mặc, giày dép và thuỷ sản. Trước đây xuất khẩu các mặt hàng chủ lực này chiếm 60% hiện nay chiếm 75 - 80%.
Chất lượng hàng xuất khẩu được nâng lên đáng kể, một số mặt hàng đã có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và có tác động tích cực tới chất lượng sản phẩm trong nước. Hiện nay các mặt hàng gạo, dầu thô, thuỷ hải sản hàng dệt may, giày dép, cà phê, nhân điều, hạt tiêu của nước ta đã được thừa nhận đạt hoặc xấp xỉ chất lượng quốc tế.
Đơn vị: % Tỷ trọng bình quân 1990 - 1995 1996 - 2000 Chỉ số phát triển bình quân năm 1. Dầu thô 23,5 18,8 130,0 2. Hàng dệt may 10,5 14,5 124,8 3. Giày dép 2,7 10,3 157,3 4. Hàng thuỷ sản 12,4 9,2 119,6 5. Gạo 11,6 8,6 107,6 6. Cà phê 6,6 5,0 117,7 7. Cao su 3,0 1,7 112,4 8. Hàng thủ công mỹ nghệ 2,4 1,4 101,5 9. Hạt điều 1,5 1,1 137,5 10. Hàng rau quả 1,1 1 110,8 11. Hạt tiêu 0,6 0,9 124,8
Về thị trường, thay vì trao đổi hàng hóa chủ yếu với thị trường Liên Xô - Đông Âu trước đây, hàng hóa Việt Nam đã thâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường. Nhật Bản, ASEAN, Đông Bắc á, EU và Bắc Mỹ. Việc thâm nhập vào thị trường EU, Nhật Bản và Bắc Mỹ đã đem lại hiệu quả cao cho hoạt động ngoại thương và đã khẳng định sự tiến bộ về chất lượng hàng hóa của nước ta vì đã đáp ứng khách hàng ở những thị trường khó tính. Năm 1995, nước ta và Mỹ bình thường hóa quan hệ, hoạt động thương mại giữa hai nước bắt đầu phát triển và hiện nay kim ngạch xuất khẩu tăng gần gấp đôi năm đầu. Buôn bán với các nước Châu Phi và Châu Đại Dương được mở rộng. Năm 1989 xuất khẩu tới khu vực này chưa vượt qua con số 1 triệu USD, hiện nay Châu Phi đạt gần 70 triệu USD và Châu Đại dương đạt trên 1,1 tỷ USD.
Sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu đã góp phần đưa kinh tế nước ta vượt qua những giai đoạn khó khăn khi thế giới diễn ra những biến động lớn về chính trị đầu những năm 90, hoặc khủng hoảng kinh tế khu vực 1997 - 1998. Ngoài ra trong hai năm gần đây chúng ta đã thực hiện chủ trương khôi phục thị trường Đông Âu, là thị trường truyền thống của ngoại thương nước ta. Thị trường này cần nhập khẩu hàng nông sản, nông sản chế biến, thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, giày dép mà những mặt hàng này lại là thế mạnh của nước ta.