Từ tình hình thực tiễn trong và ngoài nước, căn cứ các mục tiêu chiến lược chung về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 đã định hướng nội dung cơ bản của Thương mại Việt Nam cho kỷ nguyên mới là: "Tăng tốc
độ tăng trưởng thương mại về mọi mặt. Bảo đảm cán cân thương mại ở mức hợp lý; mở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh, hội nhập thẳng vào kinh tế khu vực và thế giới. Chớp thời cơ thuận lợi tạo ra sự phát triển đột biến, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa kinh tế nước ta và các nước trong khu vực".
Về quy mô và tốc độ tăng trưởng.
Theo dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 - 2010 thì đến năm 2010 GDP sẽ tăng gấp đôi so với năm 2000, bình quân tăng khoảng 7,2%/ năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu phải gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP, tức là khoảng +14%/năm. Chiến lược đã đề ra phương án phấn đấu thực hiện như sau:
1. Về xuất khẩu.
a. Xuất khẩu hàng hóa.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 - 2010 là 15%/năm. Trong đó thời kỳ 2001 - 2005 tăng 16%/năm thời kỳ 2006 - 2010 tăng 14%/năm.
- Giá trị tăng từ 13,5 tỷ USD năm 2000 lên 54,6 tỷ USD năm 2010 (tức là gấp 4 lần).
- Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa so với GDP tăng từ 29,5% trong thời kỳ 1991 - 2000 lên 71,1% cho toàn kỳ 2001 - 2010.
b. Xuất khẩu dịch vụ:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 - 2010 là 15%/năm.
- Giá trị tăng từ 2 tỷ USD năm 2000 lên 8,1 tỷ USD năm 2010 (tức là gấp hơn 4 lần).
- Tỷ trọng so với GDP tính trung bình cho thời kỳ 2001 - 2005 là 10,3%. c. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
- Giá trị tăng từ 15,5 tỷ USD vào năm 2000 lên 62,8 tỷ USD vào năm 2010 (hơn 4 lần).
- Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ so với GDP tính chung cho toàn kỳ 2001 - 2010 khoảng 80%.
Tiết kiệm ngoại tệ, nhập khẩu những hàng hóa cần thiết, máy móc thiết bị, công nghệ mới. Giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu, giữ thế chủ động trong nhập khẩu kiềm chế nhập siêu, giảm tỷ lệ nhập siêu; tiến tới cân bằng xuất nhập và xuất siêu.
a. Nhập khẩu hàng hóa:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 - 2010 là 14%/năm; trong đó thời kỳ 2001 - 2005 là 15%/năm và thời kỳ 2006 - 2010 là 13%/năm.
- Giá trị kim ngạch tăng từ 14,5 tỷ USD năm 2000 lên 29,2 tỷ USD năm 2005 và 53,7 tỷ USD năm 2010.
b. Nhập khẩu dịch vụ:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 - 2010 là 11%/năm.
- Giá trị tăng từ 1,2 tỷ USD năm 2000 là 2,02 tỷ USD năm 2005 và 3,4 tỷ USD năm 2010.
c. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa - dịch vụ:
Tăng từ 15,7 tỷ USD năm 2000 lên 31,2 tỷ USD năm 2005 và 57,14 tỷ USD năm 2010.
Về cơ cấu hàng hóa xuất - nhập khẩu:
Gia tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến và chế tạo với giá trị gia tăng ngày càng cao, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, giảm dần tỷ trọng hàng khô (dầu thô, than đá giảm từ 20% năm 2000 xuống 3 - 3,5% năm 2010). Nhóm sản phẩm chế biến, chế tạo (dệt may, thực phẩm, cơ khí v.v... tăng từ 31,4% lên 40 - 45%) sản phẩm công nghệ cao (điện tử, tin học tăng từ 5,4% lên 12 - 14%).
Về cơ cấu xuất - nhập khẩu dịch vụ:
Tốc độ tăng trưởng dự kiến thời kỳ 2001 - 2010 là 15%/năm (xuất khẩu dịch vụ có thể đạt 8,1 tỷ USD năm 2010) xuất khẩu lao động 4,5 tỷ USD; du lịch 1,6 tỷ USD. Nhập khẩu dịch vụ dự kiến tăng 11% năm đạt giá trị kim ngạch 3,4 tỷ USD vào năm 2010 xuất siêu về dịch vụ năm 2010 đạt khoảng 4,7 tỷ USD.
Đa dạng hóa thị trường, tích cực chủ động tranh thủ mở rộng thị trường nhất là sau khi tham gia WTO. Đa phương hóa, đa dạng hóa với các đối tác. Đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp; mở các thị trường mới (Mỹ, Châu Phi).
Thị trường châu á - Thái Bình Dương vẫn là thị trường trọng điểm. Trong 10 năm tới cả khu vực như Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Trung Cận Đông, Châu Phi, úc... sẽ là những thị trường chúng ta cần quan tâm đặc biệt.