Các dự án hiện cĩ

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí (lấy ví dụ thực tế tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí PVEP.DOC (Trang 35 - 52)

Dự án phát triển mỏ dầu Amara, I-rắc

L Lơơ SK305, SK305, Ma-lai-xia, 30% Ma-lai-xia, 30% PM304 (M PM304 (Mỏỏ Cendor), Cendor), Ma-lai-xia, 15% Ma-lai-xia, 15% M Mỏỏ D Dầầu Amarau Amara Ir Irắắc 100%c 100% Lơ 433a&416b, Lơ 433a&416b, An-giê-ri, 40% An-giê-ri, 40% Lơ Majunga, Lơ Majunga, Madagascar, 10% Madagascar, 10% Dự án hiện tại Lơ 31, 32, 42, Lơ 31, 32, 42, 43, Cu-ba 43, Cu-ba, , 100% 100% Lơ Z47, Pê-ru, Lơ Z47, Pê-ru, 100% 100% Lơ Randugunting, Lơ Randugunting, In-đơ-nê-xia, 30% In-đơ-nê-xia, 30% Lơ Bomana,Ca- Lơ Bomana,Ca- mơ-run, 25% mơ-run, 25%

Lơ E1, E2 Tuy-ni-di,

Lơ E1, E2 Tuy-ni-di,

đàm phán

Hình 1. Mỏ dầu Amara-Irắc

Nguồn: Phịng Dự án mới-PVEP

Hợp đồng phát triển mỏ dầu Amara được ký kết ngày 15/03/2002 nhân chuyến thăm I-rắc của Phĩ Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Đây là hợp đồng dịch vụ cĩ thời hạn 12 năm. Mỏ Amara cĩ trữ lượng cĩ thể thu hồi 560 triệu thùng, sản lượng đỉnh dự kiến là 80.000 thùng/ngày với tổng chi phí đầu tư khoảng 400 triệu USD. Đây là dự án ở nước ngồi đầu tiên mà Petrovietnam ký hợp đồng như một cơng ty dầu với 100% quyền lợi tham gia. PVEP là Nhà Điều hành từ ngày hiệu lực đến ngày bàn giao. Từ khi hợp đồng cĩ hiệu lực, I-rắc vẫn luơn trong tình trạng bị Liên Hợp Quốc cấm vận và tình hình tại đây luơn tiềm ẩn những biến động lớn. Đến thời điểm hiện nay, Chính phủ I-rắc chưa đưa ra quyết định chính thức về vấn đề hiệu lực của các Hợp đồng dầu khí đã ký kết trong thời kỳ Sadam Hussein. PVEP đang duy trì quan hệ tốt với Bộ Dầu I-rắc thơng qua thư từ ngoại giao để cố gắng khơi phục lại hiệu lực của Hợp

HALFAYA

IRAN

SÔNG EUPHRA TES

BASRAH FAO KUWAIT ALBAKE R KAA.

SÔNG TIGRIS

NOOR BUZURGAN FUQ I ABUGHRAB MỎ DẦU AMARA 0 40 80 km TỶ LỆ b Thành phố AMARA IRAQ

đồng phát triển mỏ Amara khi Luật Dầu khí của I-rắc được Quốc hội thơng qua trong thời gian tới.

Lơ 31, 32, 42, 43, Cu-ba

Hợp đồng được ký kết ngày 1/6/2007, PVEP cĩ 100% quyền lợi tham gia và là Nhà Điều hành trong giai đoạn thăm dị. Dự án hiện đang trong giai đoạn triển khai thăm dị, nghiên cứu tài liệu, thiết lập bộ máy nhân sự để chuẩn bị thi cơng trong năm 2008 và thiết lập văn phịng tại Havana và Hà Nội. Cơng ty PVEP Cuba đã được chính thức thành lập theo Quyết định của Hội đồng Quản trị Tập đồn. Hiện tại đang hồn tất các thủ tục để xin chứng nhận đăng kí kinh doanh, con dấu cơng ty và mở tài khoản ngân hàng.

Lơ 433a & 416b, An-giê-ri

Lơ hợp đồng nằm ở vùng Tơuggourt, trên vùng sa mạc Đơng Nam An-giê-ri, gần thành phố Hassi Messaound- nơi cĩ mỏ dầu lớn nhất An-giê-ri và là địa điểm khai thác quan trọng nhất của An-giê-ri, cĩ diện tích rộng khoảng 6.472 km2. Hợp đồng được ký ngày 10/7/2002 với thành phần các bên Nhà thầu bao gồm:

 PVEP 40% và là Nhà Điều hành

 Sonatrach-Algiêria 25%

 PTTTEP-Thái Lan 35%

Hình 2. Phân chia lơ đất liền Al-giê-ri

Nguồn: Phịng Dự án mới-PVEP

Lơ Z47, Pê-ru

Tiếp theo 2 hợp đồng dầu khí tại Cu-ba và 1 dự án tại Vê-nê-duê-la, việc đầu tư vào thăm dị khai thác dầu khí tại lơ Z47, bể Trujillo ngồi khơi Pê-ru của PVEP là cần thiết nhằm gia tăng trữ lượng, gĩp phần nâng cao uy tín của PVEP trên lĩnh vực hoạt động thăm dị khai thác dầu khí thế giới. Ngày 23/01/2007, Perupetro S.A đã thơng báo mở thầu quốc tế 19 lơ trên biển và đất liền và ngày 12/07/2007 PVEP đã được chọn là nhà thầu cho lơ Z47. Dự kiến cơng tác thăm dị thẩm lượng sẽ kéo dài trong 7 năm. Hass i Messaou d Hass i Ra f Mel Alge r EL OUED TOUGGOU Hass i Messaou d Hass i Ra f Mel Alge r EL OUED TOUGGOU

Hình 3. Lơ Z47-Pê-ru

Nguồn: Phịng Dự án mới-PVEP

Lơ SK-305, Ma-lai-xia

Hình 4. Phân chia lơ ngồi khơi Ma-lai-xia

Hợp đồng này nằm trong chương trình hợp tác ba bên Petronas-Petrovietnam- Pertamina được ký kết ngày 16/06/2003, tỷ lệ tham gia của các bên:

Petronas Carigali: 40%

PIDC: 30%

Pertamina: 30%

Nhà điều hành là PCPP Operating Co., dự kiến sẽ cĩ dầu đầu tiên vào quý 2/2009. Hiện nay, PVEP cĩ 6 nhân viên biệt phái đang làm việc tại dự án, trong đĩ cĩ 1 cán bộ quản lý và sẽ tiếp tục gia tăng số lượng này trong thời gian tới khi đề án đi vào giai đoạn phát triển mỏ và khai thác.

Lơ PM-304, Ma-lai-xia

Hình 5. Giàn khoan ngồi khơi Ma-lai-xia

Lơ PM304 cĩ diện tích 10.260 km2, nằm trên thềm lục địa phía Đơng bán đảo Ma-lai-xia, thuộc phần rìa Tây-Nam bể trầm tích Malay. Lơ cĩ vị trí khá thuận lợi, gần các mỏ dầu Dulang, Irong, Tapis, mỏ khí Resak …

Hợp đồng PSC cho lơ PM304 được ký ngày 23/2/1998. Quyền lợi tham gia của các bên Nhà thầu trong hợp đồng PSC lơ PM304 tại thời điểm trước ngày 16/6/2004:

 Amerada Hess (Người điều hành):40,5%

 Petronas Carigali: 30%

 KUFPEC: 25%

 PVEP: 4,5%

(tham gia chính thức từ 1/8/2000 theo sự ủy quyền của Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam).

Ngày 16/5/2004 Petronas phê duyệt việc mua bán tồn bộ cổ phần của Amerada Hess trong lơ Hợp đồng PM304 cho Petrofac.

Ngày 16/5/2005, Petronas đã phê duyệt việc chuyển nhượng 10,5% quyền lợi tham gia hợp đồng PSC lơ PM304 của Petrofac cho PVEP. Tỷ lệ quyền lợi tham gia của các bên Nhà thầu tại thời điểm trước và sau khi thực hiện việc chuyển nhượng 10,5% quyền lợi tham gia của Petrofac cho PVEP như sau:

Trước khi chuyển nhượng Sau khi chuyển nhượng

Petrofac: 40,5% (Nhà điều hành) Petrofac: 30% (Nhà điều hành) Petronas Carigali: 30% Petronas Carigali: 30%

Kufpec: 25% Kufpec: 25%

PVEP: 4,5% PVEP: 15%

Sau khi ký Hợp đồng PSC lơ PM 304, cam kết tối thiểu của Giai đoạn Thăm dị đã được tiến hành vượt mức. Ngày 02/12/2002 Petronas đã chính thức phê duyệt

tính thương mại mỏ Cendor. Tháng 5/2003, sau khi kết thúc Giai đoạn Thăm dị (5 năm), Nhà thầu đã hồn trả tồn bộ diện tích thăm dị cịn lại cho Petronas và chỉ giữ lại một phần diện tích (theo quy định của PSC) trong đĩ cĩ phát hiện mỏ Cendor và cấu tạo Desaru để phát triển. Sau khi tiếp nhận quyền điều hành lơ Hợp đồng từ Amerada Hess, Petrofac đã tích cực triển khai cơng tác liên quan tới phát triển mỏ theo Kế hoạch phát triển mỏ đã được các bên trong tổ hợp Nhà thầu và đại diện nước chủ nhà là Petronas phê duyệt.

Lơ Majunga Profond, Ma-đa-gát-xca

Dự án này được ký kết ngày 19/03/2001, tỷ lệ tham gia của các bên:

 ExxonMobil (50%), điều hành;

 British Gas (30%)

 SK Corp. (10%).

 PVEP 10% (tham gia từ ngày 27/4/2006)

HIện PVEP khơng cĩ nhân viên nào làm trong dự án. Dự kiến trong năm 2008 sẽ khoan giếng thăm dị đầu tiên.

Lơ Randugunting, In-đơ-nê-xia

Hợp đồng này được ký kết ngày 09/08/2007, hiện đang trong giai đoạn 3 năm đầu của thời kì thăm dị khai thác (09/08/2007-09/08/2010). Tỷ lệ tham gia của các bên như sau:

 Pertamina EP Randugunting: 40% (Nhà điều hành)

 PC Randugunting: 30%

 PV Randugunting: 30%

PVEP đã cử 2 cán bộ Biệt phái vào 2 vị trí Trưởng phịng Tài chính và Chánh địa chất bắt đầu từ tháng 11/2007.

Lơ Bomana,Ca-mơ-run

Lơ Bomana rộng 139,7 km2, nằm ở vùng nước nơng (3,5 m phần phía Bắc đến 12 m phần phía Tây Nam) phía Nam Cameroon, thuộc bồn trũng Rio del Rey – cánh

phía Đơng của châu thổ Niger, một khu vực khai thác dầu nổi tiếng trên thế giới. Hợp đồng PSC của lơ Bomana được chính phủ Cameroon ký với Cơng ty Thăm dị Dầu khí Total Cameroon (TEPC) ngày 14/03/2006. Diện tích hợp đồng hiện tại gồm hai phần diện tích hồn trả của 2 lơ nhỏ PH48C (79,7 km2) và PH60B (60 km2) do TOTAL điều hành trước đây. Lơ nằm gần các mỏ dầu đang khai thác trong bồn trũng Rio del Rey (đã khai thác khoảng 1 tỷ thùng tính đến 1/1/2005) và cĩ đối tượng thăm dị tương tự như châu thổ Niger.

Trong khuơn khổ thỏa thuận giữa Petrovietnam và TOTAL về việc TOTAL thụ nhượng 35% cổ phần hợp đồng của PVEP trong lơ 15-1/05 ở Việt Nam, ngồi các điều kiện liên quan đến lơ 15-1/05, PVEP được lựa chọn tham gia tới 25% cổ phần hợp đồng PSC lơ Bomana hiện do TOTAL nắm giữ 100% cổ phần và quyền điều hành.

Căn cứ kết quả nghiên cứu đánh giá của PVEP, lơ Bomana cĩ tiềm năng thăm dị hấp dẫn với khả năng phát hiện các mỏ dầu cĩ quy mơ trung bình và nhỏ: tổng trữ lượng dầu cĩ thể thu hồi của lơ Bomana cĩ thể đạt 14 triệu thùng (tối thiểu), 17 triệu thùng (trung bình) và trường hợp cao là 24 triệu thùng (cao). Sản lượng khai thác dự kiến trong khoảng 6.32 nghìn thùng dầu/ngày đến 10.6 nghìn thùng dầu/ngày.

Việc phát triển khai thác các mỏ trong lơ dự kiến khá thuận lợi và ở mức chi phí thấp (5.23 USD/thùng) do lơ nằm gần hệ thống phương tiện thiết bị khai thác sẵn cĩ thuộc TOTAL sở hữu và điều hành. Đầu tư vào dự án là cơ hội tốt để PVEP hợp tác với TOTAL, một trong 5 cơng ty dầu khí lớn hàng đầu trên thế giới, trong lĩnh vực thăm dị khai thác dầu khí ở châu Phi nĩi riêng và ở các khu vực khác trên thế giới nĩi chung, gĩp phần thực hiện thành cơng chiến lược thăm dị khai thác dầu khí của Tập đồn Dầu khí Việt Nam.

2.2.3.2. Các dự án đang đánh giá, đàm phán

Sau những thành cơng bước đầu rất khích lệ tại Algeria và Malaysia, được sự cho phép của Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng cơng ty Thăm dị Khai thác Dầu khí (PVEP) đã tiếp tục triển khai tìm kiếm các cơ hội thăm dị khai thác ở khu vực Bắc Phi, trong đĩ Tunisia là nước tuy tiềm năng dầu khí khơng lớn nhưng cĩ mơi trường đầu tư khá thuận lợi và PVEP cĩ thể tiếp cận cơ hội đầu tư thơng qua đàm phán trực tiếp.

Từ tháng 5/2006 – 7/2007, PVEP và Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro (“VSP”) đã làm việc Bộ Cơng nghiệp, Năng lượng, và Doanh nghiệp vừa và Nhỏ của Tunisia (“Bộ Cơng nghiệp, Năng lượng”) và Cơng ty dầu khí quốc gia Tunisia (ETAP). Trong thời gian này, PVEP và VSP đã tiếp cận tài liệu của tất cả lơ mở trên tồn lãnh thổ Tunisia và đã lựa chọn các lơ Tanit (E1) và Guellala (E2) để theo đuổi tiếp nhằm mục đích ký hợp đồng dầu khí.

Tính đến ngày 31/8/2007, PVEP và VSP đã hồn tất cả thủ tục trình hồ sơ cần thiết lên Bộ Cơng nghiệp, Năng lượng Tunisia để xin cấp phép cho các lơ E1 và E2, đàm phán xong Convention và đang trong quá trình hồn tất dự thảo cuối cùng hợp đồng PSC với ETAP.

Hiện PVEP đang hồn thiện Báo cáo đầu tư đánh giá kinh tế kỹ thuật lơ E1 trên cơ sở tài liệu kinh tế kỹ thuật hiện cĩ và điều kiện hợp đồng đã đàm phán với phía Tunisia để làm cơ sở cho Hội đồng Thành viên Tổng cơng ty Thăm dị Khai thác Dầu khí xem xét quyết định đầu tư vào lơ này.

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Thuận lợi

Cĩ được sự ủng hộ của Chính phủ và các Bộ ngành cĩ liên quan

Chủ trương của Đảng và Nhà nước là thúc đẩy, phát triển quan hệ chính trị và kinh tế của Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới, tạo mơi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Vì thế Tổng Cơng ty Thăm dị Khai thác Dầu khí nĩi riêng, Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nĩi chung nhận được sự chỉ đạo và

hỗ trợ to lớn về mọi mặt của Chính phủ và các Bộ ngành cĩ liên quan trong quá trình thực hiện đầu tư ra nước ngồi. Mối quan hệ chính trị và các thoả thuận/chương trình hợp tác kinh tế cấp nhà nước/chính phủ với các nước giàu tiềm năng dầu khí thực sự đã mở đường cho PVEP thâm nhập vào thị trường thăm dị khai thác dầu khí ở các nước giàu tiềm năng như I-rắc, Li-bi. Những hỗ trợ to lớn hiện nay và trong tương lai của Chính phủ về hành lang pháp lý, tiếp cận các nguồn tài chính… sẽ là những điều kiện quan trọng để PVEP triển khai đầu tư thuận lợi và tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường.

Quyết tâm của lãnh đạo Tập đồn

Lãnh đạo Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cĩ tầm nhìn chiến lược đối với nền cơng nghiệp dầu khí thế giới và ngành dầu khí Việt Nam. Tổng Cơng ty Thăm dị Khai thác Dầu khí PVEP được thành lập với nhiệm vụ tập trung thống nhất cơng việc sản xuất kinh doanh thăm dị khai thác dầu khí cả trong nước và nước ngồi. Với sự hỗ trợ của tồn ngành và hoạt động tích cực của Tổng Cơng ty kể từ khi được thành lập, các cơ hội kinh doanh quốc tế được nắm bắt kịp thời, mở ra nhiều triển vọng trên bước đường hội nhập của ngành dầu khí Việt Nam.

Uy tín và kinh nghiệm ban đầu

PVEP cĩ đội ngũ cán bộ chuyên gia được đào tạo và trưởng thành qua kinh nghiệm của các dự án thăm dị-phát triển-khai thác dầu khí ở Việt Nam và các nước Liên Xơ cũ. Ngày càng cĩ nhiều cán bộ, chuyên gia của PVEP được học tập và đào tạo ở các nước cĩ nền cơng nghiệp dầu khí phát triển.

Đội ngũ cán bộ của PVEP cĩ trải qua thực tế điều hành thăm dị khai thác dầu khí trong nước. Từ khi cĩ chính sách mở cửa và gần đây là Luật Đầu tư thống nhất, PVEP đã cĩ cơ hội làm việc với các cơng ty dầu khí hàng đầu thế giới, qua đĩ thu được nhiều kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, điều hành kinh doanh quốc tế.

Năm 2006 đã đi qua với những sự kiện trọng đại, ghi đậm những thành cơng của đất nước trong quá trình đổi mới về mọi mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội... Việt Nam đọng lại trong con mắt của bạn bè quốc tế: một đất nước thanh bình, thân thiện, năng động và đầy sức sống, hứa hẹn đạt được những bước phát triển cao trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Những hiệp định hợp tác song phương và đa phương được kí kết đã tạo điều kiện thuận lợi lớn cho Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tiếp cận, hội nhập rất tích cực và cĩ hiệu quả với các hiệp hội, tổ chức dầu khí quốc tế, với nền cơng nghiệp dầu khí thế giới. Những thuận lợi và khĩ khăn chủ yếu đặt ra đối với ngành dầu khí sau khi Việt Nam gia nhập WTO cĩ thể kể ra như sau:

Về thuận lợi

Gia nhập WTO, mở cửa thị trường vốn sẽ tạo điều kiện cho ngành dầu khí Việt Nam huy động vốn từ cả trong và ngồi nước. Tiềm lực vốn hạn chế là một trong những nguyên nhân hạn chế năng lực phát triển của ngành, nay cĩ thể được giải quyết nhờ sự liên kết hợp tác vượt ra khỏi biên giới quốc gia.

Hệ thống luật pháp địi hỏi phải nhanh chĩng đổi mới cho phù hợp với thơng lệ quốc tế. Những quy định hay thủ tục hành chính trong đầu tư dự án sẽ dần dần được hồn thiện theo hướng ngày càng đơn giản hơn cho chủ đầu tư, giảm thiểu tình trạng trong một dự án nhưng chủ đầu tư phải tuân thủ cùng lúc hai nguồn luật của Việt Nam và nước đối tác. Điều này đã gây rất nhiều khĩ khăn cho chủ đầu tư nhất là khi những quy tắc của hai hệ thống luật này lại khơng thống nhất.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí (lấy ví dụ thực tế tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí PVEP.DOC (Trang 35 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w