Pháp luật về nhượng quyề nở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành thực phẩm ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.pdf (Trang 37 - 40)

Nói chung pháp luật về franchise trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng được đặt ra trước hết để tạo một môi trường pháp lý cho hoạt động này được thực hiện một cách dễ dàng, trong đó sẽ có các quy định về hoạt động nhượng quyền, đăng ký

hoạt động nhượng quyền, những quy định của chính phủ…Bên cạnh đó, pháp luật này sẽ bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia hoạt động nhượng quyền nhưng chủ yếu bảo vệ quyền lợi của người nhận quyền do những đặc điểm riêng của hoạt động này có thế mạnh nghiêng về bên nhượng quyền. Điển hình của hoạt động bảo vệ này là trong pháp luật của các quốc gia sẽ có quy định việc bên nhượng quyền phải cung cấp thông tin cho bên nhận quyền như thế nào, thông tin nào là phải bắt buộc, ngoài ra là các quy định trong hợp đồng nhượng quyền của hai bên.

Có những quốc gia có hệ thống pháp luật bắt buộc công khai chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền kinh doanh như Mỹ; cũng có những nước với hệ thống pháp luật khuyến khích sự tự nguyện, công bố chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền kinh doanh như các nước Châu Âu; bên cạnh đó cũng có nhóm nước có luật cụ thể, điều chỉnh hoạt động nhượng quyền kinh doanh như Nga; hay nhóm các nước điều chỉnh hoạt động nhượng quyền kinh doanh theo luật về chuyển giao công nghệ như Mêhicô. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ đề cập đến luật pháp về nhượng quyền của Mỹ, một quốc gia dẫn đầu thế giới trong hoạt động nhượng quyền, để từ đó rút kinh nghiệm cho Việt Nam.

™ Pháp luật về nhượng quyền ở Mỹ

Ở Mỹ, hoạt động nhượng quyền được điều chỉnh theo luật tiểu bang và luật liên bang. Tuy nhiên không có một mẫu đăng ký chung nào về nhượng quyền liên bang cả, mỗi tiểu bang đều có cơ sở dữ liệu về các công ty hoạt động nhượng quyền và thi hành luật theo luật của tiểu bang của mình. Một số tiểu bang có luật pháp rất khắt khe về hoạt động nhượng quyền như: California, Hawaii, Indiana, Michigan…trong đó yêu cầu người nhượng quyền phải đăng ký và trình duyệt tài liệu UFOC (Uniform franchise offering circular) – tài liệu mà người nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền – trước khi công bố. Nếu người nhượng quyền cố tình đưa những thông tin sai lệch cho người nhận quyền thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật tùy theo mức độ. Tuy nhiên, những chuyên gia vẫn khuyên rằng người nhận quyền tốt nhất

vẫn nên cẩn thận trước những thông tin công bố bởi bên nhượng quyền vì sẽ không có luật pháp nào có thể đảm bảo hết những thông tin mà bên nhượng quyền cung cấp trong trường hợp họ cố tình vi phạm.

Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission - FTC) yêu cầu bên nhượng quyền cung cấp toàn bộ thông tin cho bên nhận quyền thông qua UFOC, là tài liệu chỉ ra hạng mục chi tiết mà bên nhượng quyền phải cung cấp cho đối tác mua tiềm năng và phải được trao cho đối tác trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền. FTC yêu cầu franchisor phải cung cấp tài liệu UFOC tại cuộc họp trực tiếp đầu tiên hoặc chậm nhất sau 10 ngày trước khi bất kỳ thỏa thuận nào được ký kết hoặc phí đầu tư cho hoạt động nhượng quyền đã được thanh toán. Nếu không thực hiện, bên nhượng quyền có thể bị thưa kiện bởi người nhận quyền của mình. Ở Mỹ, mỗi bang có thể có yêu cầu về tài liệu UFOC riêng biệt nên nhiều franchisor còn có tài liệu UFOC riêng cho mỗi bang hoặc cũng có thể gộp hết yêu cầu của các bang vào một tài liệu. Bất kể ngành nghề kinh doanh, quy mô và các yếu tố khác, UFOC ở Mỹ sẽ bao gồm các điều khoản bắt buộc rất cụ thể.

Từ những thông tin mà FTC yêu cầu bên nhượng quyền phải cung cấp đầy đủ cho bên nhận quyền, chúng ta có thể rút ra bài học cho Việt Nam là pháp luật về franchise của chúng ta cần có những yêu cầu thật cụ thể và ràng buộc chặt chẽ hơn giữa bên nhượng quyền và nhận quyền.

Chúng ta cũng có thể học hỏi thêm về luật pháp của Mêhicô, một quốc gia có pháp luật về nhượng quyền kinh doanh gắn với pháp luật về chuyển giao công nghệ.

™ Pháp luật về nhượng quyền ở Mêhicô

Luật Mêhicô đề cập tới lợi ích của việc nhượng quyền kinh doanh về mặt hỗ trợ kỹ thuật (technical assistance) và nhấn mạnh tới việc chuyển giao "kiến thức kỹ thuật" (technical knowledge) để bán sản phẩm, hoặc dịch vụ đồng bộ và có chất lượng. Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định:

"Nhượng quyền kinh doanh tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập, với chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó". Định nghĩa này phản ánh một phần quan điểm của Mêhicô là một nước đang phát triển có nhu cầu rất lớn trong việc nhập khẩu công nghệ và bí quyết kinh doanh từ nước ngoài.

Việt Nam chúng ta cũng là một quốc gia đang có nhu cầu lớn về việc chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động nhượng quyền vì thế việc học hỏi kinh nghiệm về pháp luật các quốc gia là một điều cần thíết và quan trọng nhất là trong giai đoạn hội nhập ngày nay.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành thực phẩm ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.pdf (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)