Kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành thực phẩm ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.pdf (Trang 43 - 46)

Là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Philippin và Malaysia cũng có quá trình phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại chưa dài và thực sự lớn mạnh, rầm rộ. Tuy nhiên, chính phủ của hai nước lại rất quan tâm đến vấn đề hỗ trợ phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại như là cách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

Nhằm tiến đến giành thị phần bán hàng trong khu vực, Chính phủ Malaysia coi trọng việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại thông qua các biện pháp:

• Chính phủ Malaysia cũng đã thành lập hẳn một chương trình quốc gia để thúc đẩy sự phát triển nhượng quyền thương mại có tên gọi Franchise Development Programme từ năm 1992. Thông qua đó, Chính phủ nỗ lực gia tăng số lượng doanh nghiệp nhượng quyền cũng như chọn lọc ra những lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ của Malaysia có tính tiêu biểu để phát triển theo hình thức nhượng quyền thương mại.

• Thành lập cơ quan chuyên trách giúp đỡ doanh nhân. Năm 1995, Bộ phát triển doanh nghiệp của Malaysia được thành lập với các hoạt động kinh doanh có rủi ro. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998, ngoài những nhiệm vụ quy định, cơ quan này còn có trách nhiệm làm cầu nối cho các doanh nghiệp hoạt động nhượng quyền thương mại trong và ngoài Malaysia.

• Cho vay vốn với lãi suất thấp để khởi động hoạt động nhượng quyền và đào tạo nghiệp vụ nhượng quyền thương mại. Chính phủ cho phép người lao động làm việc trong các nhà mày chế tạo sản phẩm công nghệp vay vốn với lãi suất thấp để tạo dựng cơ sở nhượng quyền do chính nhà máy họ làm ra, đồng thời trợ giúp về nghiệp vụ nhượng quyền cho người lao động.

• Giảm thuế kinh doanh có thời hạn cho các cơ sở nhượng quyền mới khai trương sau khủng hoảng tài chính châu Á. Các cơ sở thực hiện nhượng quyền thương mại cũng được hưởng các ưu đãi về thuế kinh doanh như các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác. Chính phủ sở tại hy vọng rằng, nhượng quyền thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp khắc phục lại hoạt động và góp phần tăng tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế trong nước.

Chính phủ Philipin cũng chia sẻ quan điểm thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại với Malaysia và đã dành nhiều điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ của họ tiếp cận hệ thống nhượng quyền thương mại giữa các nước trong khu vực Động Nam Á, thậm chí còn vươn sang thị trường Mỹ và Châu Âu. Một trong những hỗ trợ rất có tác dụng của Chính phủ Philippin sau khủng hoảng tài chính Châu Á là chương trình cho vay vốn khẩn cấp 200 triệu Peso, theo đó Công ty tài chính và bảo lãnh kinh doanh nhỏ thực hiện việc cấp vốn cho các cơ sở kinh doanh, trong đó có cả các cơ sở kinh doanh nhượng quyền.

Bằng chứng của hiệu quả trong việc hỗ trợ của Chính Phủ hai nước trên là sự phát triển rất nhanh của hoạt động nhượng quyền thương mại. Ở Malaysia, năm 1995 có 125 hệ thống nhượng quyền nhưng đến năm 2000 đã có hơn 800 hệ thống. Việt nam chúng ta

cho đến năm 2006 chỉ có khoảng 70 hệ thống, một con số còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Chính vì thế, việc học tập kinh nghiệm của các quốc gia này là một điều cần thiết để tiến thêm một bước trong con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới.

KT LUN CHƯƠNG I

Chương I đã giúp chúng ta hiểu những lý luận căn bản về kinh doanh nhượng quyền, quá trình phát triển cùng những điểm mạnh và điểm yếu của phương thức kinh doanh này, một phương thức kinh doanh đang bắt đầu hình thành và phát triển ở Việt Nam. Cũng thông qua chương I, chúng ta sẽ nắm bắt được những đặc điểm riêng của hoạt động kinh doanh nhượng quyền ứng dụng trong ngành thực phẩm.

Bên cạnh đó, tác giả đề tài cũng đề cập đến vấn đề pháp luật của Việt Nam trong kinh doanh nhượng quyền với những ý kiến rút ra nhằm thể hiện quan điểm riêng của mình trong vấn đề bất cập về luật pháp về kinh doanh nhượng quyền.

Phần cuối chương I là kinh nghiệm về ứng dụng kinh doanh nhượng quyền trong ngành thực phẩm của một số tập đoàn nổi tiếng thế giới và một số nước gần gũi với Việt Nam, qua đó, chúng ta sẽ thấy hoạt động kinh doanh nhượng quyền của Việt Nam nói chung và Tp. HCM chưa thật sự phát triển và cần phải học hỏi kinh nghiệm của các nước để phát triển lên một tầm mới.

Chương 2

Thc trng hot động nhượng quyn thương mi ngành thc phm ti Tp. HCM

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành thực phẩm ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.pdf (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)