Đặc trưng hàng xăng dầu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty xăng dầu Quân đội.DOC (Trang 38 - 41)

Trần Thị Hương Giang Kinh tế Quốc tế 45B

1.2.1 Đặc trưng hàng xăng dầu

Xăng dầu có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người và chúng ta không thể sống mà thiếu nguồn năng lượng này, thể hiện ở các đặc điểm sau:

Thứ nhất: Xăng dầu là một loại chất lỏng dễ bay hơi nên không bảo quản được lâu và là nhiên liệu đốt nên dễ gây cháy nổ, có độ rủi ro cao trong quá trình vận chuyển, lưu kho và sử dụng. Do tính chất vật lý đặc biệt của xăng dầu, việc bảo quản, vận chuyển, mua bán theo những điều kiện nhất định với những tiêu chuẩn chặt chẽ

nên việc kinh doanh nhập khẩu xăng dầu phải tuân thủ những điều kiện nhất định, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xăng dầu phải có những ràng buộc về năng lực, quy mô và trình độ tối thiểu bắt buộc.

Thứ hai: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có vai trò chi phối đến tất cả các ngành trong nền kinh tế và đời sống xã hội dân cư. Bên cạnh là nguồn nhiên liệu dùng cho tiêu dùng của dân cư, xăng dầu còn là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu, nhất là nguyên liệu sản xuất sợi tổng hợp cho các ngành dệt may, sản xuất phân đạm, chất nổ, chất dẻo; nhiên liệu cho tất cả các ngành công nghiệp khác như: dầu nhờn, nhựa đường, chất tổng hợp…Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu cho sản xuất và đời sống hàng ngày là rất lớn và liên tục tăng.

Thứ ba: Xăng dầu là một hàng hoá có vai trò đặc biệt. Năng lượng là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất, mà xăng dầu là loại năng lượng quan trọng chưa thể thay thế được. Xăng dầu còn là hàng hoá đặc biệt bởi vì xăng dầu cũng là năng lượng phục vụ dân sinh, quốc phòng và an ninh. Vì vậy, xăng dầu vừa là hàng hoá với thị trường hình thành và phát triển như thị trường các hàng hoá khác, các quan hệ cung - cầu và giá cả là yếu tố quyết định thị trường xăng dầu. Mặt khác, vì là

hàng hoá đặc biệt nên các quốc gia đều có chính sách, qui hoạch, chiến lược về sản xuất, tiêu thụ và dự trữ xăng dầu cho nước mình nhằm ổn định sản xuất và tiêu thụ, chống lại các cơn sốt xăng dầu của thế giới.

Thứ tư: Đây là mặt hàng có độ nhạy cảm rất cao, mọi sự thay đổi giá sẽ có tác động trực tiếp tới hoạt động của đất nước trên tất cả các mặt: chính trị, quân sự, sản xuất, đời sống xã hội. Sự gia tăng về giá xăng dầu tạo áp lực gây ra lạm phát thông qua hiện tượng giá cánh kéo. Do xăng dầu là yếu tố đầu vào của hầu như tất cả các ngành kinh tế khác nên giá đầu vào tăng, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi sẽ kéo theo đầu ra sản phẩm tăng lên dẫn đến chỉ số giá cả nói chung gia tăng, ảnh hưởng đến sức mua của xã hội và gây ra áp lực lạm phát.

Thứ năm: Xăng dầu là mặt hàng phải nhập khẩu gần hoàn toàn nên giá cả phụ thuộc lớn vào sự tăng, giảm giá trên thế giới. Một sự gia tăng mạnh giá xăng dầu có thể tạo ra gánh nặng đối với nền kinh tế. Nếu lấy giá xăng dầu Platt Singapore bình quân tháng 5/2005 so với giá bình quân năm 2000 thì xăng Mogas 92 tăng 43,7%; xăng Mogas 97 tăng 55,9%, làm giá nguyên liệu nhựa các loại đã tăng khoảng 15-20%; giá thành một số loại hàng hoá dịch vụ cũng tăng từ 2-5%, trong đó giá thép

tăng 12,5%, cước vận tải đường bộ tăng 2%, đánh bắt hải sản xa bờ tăng 4,1%...chi phí sản xuất tăng sẽ tác động đến năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ sáu: Đây là mặt hàng thường xuyên biến động do rất nhiều yếu tố trong đó phải kể đến chính sách về giá dầu của OPEC. Các quyết định cũng như chính sách của OPEC nhằm đem lại lợi ích cho các quốc gia thành viên, song lại ảnh hưởng rất lớn và làm biến động nền kinh tế toàn cầu thông qua sự điều chỉnh về giá cũng như lượng cung dầu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty xăng dầu Quân đội.DOC (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w