Trần Thị Hương Giang Kinh tế Quốc tế 45B
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả nhập khẩu xăng dầu của Công ty xăng dầu Quân đội.
xăng dầu Quân đội.
Nhu cầu xăng dầu trong nước của Việt Nam ngày càng tăng cùng với quá trình phát triển kinh tế. Trong giai đoạn 2004-2006, nhu cầu xăng trong nước tăng bình quân khoảng 6,1%/năm, từ gần 10,2 triệu tấn vào năm 2004 lên hơn 14,2 triệu tấn năm 2006. Trong khi đó, năng lực chế biến các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam lại gần như bằng không. Mỗi năm, năng lực chế biến các sản phẩm xăng dầu trong nước chỉ ở vào khoảng 200.000 – 300.000 tấn, xấp xỉ 2% tổng nhu cầu trong nước. Do đó, nhu cầu xăng dầu trong nước chủ yếu được đáp ứng từ nguồn nhập khẩu.
Trong số 11 doanh nghiệp được Bộ Thương mại cấp phép nhập khẩu xăng dầu, Petrolimex chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 60% thị phần tiêu thụ xăng trên cả nước, còn thị phần nhập khẩu của Công ty xăng dầu quân đội chiếm tỷ trọng gần 6%. Trong các năm gần đây, đặc biệt từ năm 1996 đến nay, Công ty là một trong các đầu mối được Chính phủ giao nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh xăng dầu, Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao: đảm bảo đúng, đủ số lượng, chủng loại và chất lượng xăng dầu cho nhiệm vụ Quân sự phục vụ toàn quân trong mọi tình huống theo nhiệm vụ Bộ Quốc phòng giao, đồng thời tham gia cung ứng xăng dầu cho thị trường phục vụ dân sinh và kinh tế, góp phần quan trọng bình ổn giá cả thị trường theo quy định của Chính phủ với khối lượng trung bình hàng năm từ 500.000 – 600.000 m3 theo nhiệm vụ Quốc phòng và chỉ tiêu Bộ Thương mại.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty còn bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn bởi nguyên nhân khách quan như giá dầu tăng cao và những diễn biến phức tạp của thị trường xăng dầu thế giới 2 năm gần đây tác động tới nền kinh tế toàn cầu, khu vực và từng quốc gia; bên cạnh đó, Chính phủ liên tục điều chỉnh thuế nhập khẩu với các sản phẩm xăng dầu theo diễn biến giá cả xăng dầu trên
thị trường thế giới; bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế trong nước, các nước đối tác và theo thông lệ quốc tế; cơ chế hành chính, thủ tục hải quan còn chưa thông thoáng, làm nhiều khâu, yêu cầu nhiều giấy phép và xuất trình nhiều giấy tờ qua nhiều Bộ ngành, quy trình thẩm định còn rườm rà gây khó khăn cho Công ty tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu.
Nguyên nhân chủ quan là do tiềm lực của Công ty còn nhiều hạn chế. Về vốn, vốn tự có của Công ty rất nhỏ chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của nhân viên xuất nhập khẩu chưa cao, về nghiệp vụ còn kiêm nghiệm, không chuyên môn hoá, số lượng nhân viên trong Phòng kinh doanh nhập khẩu thiếu không có đủ nhân viên để đi làm thủ tục giao nhận với các kho đặc biệt tại các kho gửi hàng. Trong công tác nghiên cứu thị trường, chưa chủ động tìm kiếm đầu mối và đa dạng hoá đối tác, vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore. Ngoài ra, Công ty còn thiếu những cơ sở vật chất như chưa có phương tiện vận chuyển tàu biển, phải thuê nên tăng chi phí, kho dự trữ bảo quản hàng không đủ, sức chứa kho hạn chế ảnh hưởng đến chiến lược và quá trình nhập khẩu của Công ty.
1.3 Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách giá xăng dầu của một số quốc gia Châu Á