Về lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam.doc (Trang 37 - 42)

2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giớ

2.2.6. Về lao động.

Quá trình canh tác, chăm sóc và thu hoạch cây cà phê đòi hỏi rất nhiều công lao động. Để thực hiện các khâu chăm sóc làm cỏ, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại v.v… và thu hoạch trong một năm, trung bình 1 ha cà phê cần từ 300 – 400 công lao động, trong đó riêng công thu hái chiếm tới trên 50%. Trước đây vào thời kỳ thu hoạch cà phê thường có hàng ngàn lao động từ các tỉnh ven biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu long đến vùng Tây nguyên để tham gia thu hái cà phê, nhưng bắt đầu từ một hai năm trở lại đây số

lao động ở các vùng này đến Tây nguyên vào mùa thu hoạch cà phê đã giảm đi rõ rệt. Do mang tính chất thời vụ rất khắt khe, trong khoảng thời gian thu hái rất ngắn chỉ khoảng 2 tháng đòi hỏi số công lao động rất lớn chiếm trên 50% số công trong năm đã làm cho tình trạng thiếu hụt lao động càng trở nên trầm trọng, từ đó đẩy giá ngày công lên cao. Trước sức ép về thiếu hụt lao động và chi phí ngày công tăng cao, để giảm chi phí công thu hái người nông dân có xu hướng giảm số lần thu hái xuống còn một đến 2 lần dẫn đến chất lượng cà phê bị giảm sút do thu hái quả xanh và thiếu hụt điều kiện phơi xấy.

Quá trình công nghiệp hóa không những không thu hút được lực lượng lao động đến từ các vùng khác mà ngay cả một bộ phận lực lượng lao động thanh niên trẻ, khỏe từ các vùng trồng cà phê về các thành phố, khu công nghiệp làm cho lực lượng lao động trong ngành cà phê ngày càng thiếu hụt trầm trọng. Như vậy có thể thấy trước rằng trong những năm tới việc thiếu hụt lao động sẽ là một áp lực nặng nề cho người trồng cà phê và chi phí công lao động sẽ ngày càng chiếm một tỷ lệ lớn trong các khoản chi phí sản xuất. Lợi thế cạnh tranh về giá ngày công lao động rẻ trong ngành cà phê Việt nam so với các nước khác sẽ không còn.

3.Đánh giá năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam.

3.1.Thành tựu:

Kể từ ngày 07/11/2006 Việt Nam được kết nạp làm thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay đã gần được 2 năm. Việc trở thành thành viên của WTO đã mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội lớn và cả những thách thức lớn. Ngành cà phê Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhân dịp này cùng nhau nhìn lại những vấn đề đặt ra sau 2 năm gia nhập WTO và từ đó xác định phương hướng phấn đấu cho toàn ngành trước yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa to lớn. Ngành cà phê Việt Nam trong một thời gian không dài chỉ trong vòng 26 năm, trong một phần tư thế kỷ, kể từ sau năm 1975 đã có những bước phát triển 38

vượt bậc với tốc độ kỷ lục so với nhiều nước trồng cà phê khác trên thế giới. Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã có diện tích khoảng 500.000 ha với lượng cà phê xuất khẩu hàng năm khoảng 850.000 tấn. Cà phê Việt Nam được bán sang trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên các châu lục.

Nhìn lại tình hình ngành cà phê Việt Nam những năm qua chúng ta thấy rõ sự phát triển đạt tốc độ rất cao đáng ca ngợi, tự hào.

Như trên đã nêu, ngành cà phê Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong vòng 30 năm lại đây về mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và tăng khối lượng cà phê xuất khẩu. Đến nay cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ và chiếm 1 tỷ trọng khá lớn trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước. Cây cà phê đã góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động và khí hậu ở cao nguyên và miền núi, tạo nên công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu nông dân.

3.2.Hạn chế và nguyên nhân hạn chế về năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam.

3.2.1. Thiếu vốn

Xét cho cùng, nguyên nhân sâu xa của sự yếu kém về chất lượng, sự bất cập trong sản xuất và chế biến cũng là do nguồn kinh phí, nguồn vốn đầu tư. Thật thế, người trồng cà phê ở Việt Nam đa phần là các hộ nông dân nghèo và vốn họ đầu tư chủ yếu là vốn vay ngân hàng, phải trả lãi suất. Do đó việc đầu tư cho sản xuất có phần hạn chế, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cà phê. Cho dù có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia vào kinh doanh cà phê thì khả năng tài chính vẫn chưa đủ mạnh để có thể trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Thế nên, vốn đầu tư luôn là vấn đề đáng quan tâm, có ảnh hưởng rất lớn. Việc tìm giải pháp hỗ trợ vốn là rất quan trọng cho ngành cà phê ở các tỉnh nói riêng và toàn quốc nói chung. Tuy nhiên, thực hiện được các giải pháp hỗ trợ vốn không phải là công việc dễ dàng. Đây vẫn là vấn đề bất cập đòi

hỏi cần có giải pháp hợp lý. Trước tình hình mất giá của cà phê trong một thời gian dài, hiệp hội các nước xuất khẩu cà phê ( ACPC ) yêu cầu các nước thành viên giữ lại 20% lượng cà phê xuất khẩu ở mỗi nước nhằm cân bằng cán cân cung cầu, kích cho giá cà phê quốc tế tăng lên. Để bù lỗ cho người sản xuất và kinh doanh cà phê, nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê là Brazil bỏ ra 100 triệu USD, Colombia cũng chi tới 60 triệu USD. Việt Nam cũng có chủ trương ủng hộ quyết định của ACPC và đang tìm giải pháp hỗ trợ cho người trồng cà phê trong nước như khoanh nợ cho người nông dân, lập các dự án cho nông dân vay phân bón với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, những chương trình hỗ trợ đó ít thu được kết quả khả quan. Người trồng cà phê cho biết, các dự án cho nông dân vay phân bón với giá ưu đãi với điều kiện phải trả trước một khoản tiền, người nghèo nếu muốn vay cũng khó có tiền ứng trước nên đành chịu. Hơn nữa, các chương trình hỗ trợ này thường do cán bộ địa phương điều hành việc phân phối và thu nợ nên họ cũng có tâm lý “ ngại “ những hộ nghèo vì sợ sau này họ không trả được tiền phân bón. Thế nên khó khăn thì vẫn trồng chất, người nông dân nghèo vẫn là người chịu thiệt nhất khi thị trường cà phê khủng hoảng. Đảm bảo sự công bằng hợp lý trong hỗ trợ, đầu tư vốn cũng là vấn đề cần bàn tới.

Tuy nhiên, giải quyết được vấn đề cho vay thì vấn đề trả nợ lại là chuyện cũng cần phải xem xét. Trường hợp vay vốn đối với cà phê Đăk Lăk là một ví dụ.Thực hiện chủ trương của Nhà nước giúp các doanh nghiệp, người trồng kinh doanh, xuất khẩu cà phê vượt qua giai đoạn khó khăn, niên vụ cà phê 2002-2003, các chi nhánh ngân hàng thương mại đã cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk là 3073 tỷ đồng, tăng 66.3% so với niên vụ trước và đạt tổng doanh số cho vay là 2866 tỷ đồng, tăng 71%. Doanh số cho vay và thu nợ trên chủ yếu được thực hiện ở lĩnh vực thu mua xuất khẩu cà phê ( chiếm 82.4% doanh số cho vay và 79.7% doanh số thu nợ; phần còn lại là khoản cho vay chăm sóc cà phê kinh doanh.

Niên vụ cà phê 2002-2003, giá cà phê vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu, nếu so sánh giữa chi phí sản xuất và giá xuất khẩu thì người sản xuất, kinh doanh cà phê vẫn lỗ; thực hiện Chỉ thị 06/2001/CT-NHNH của Thống đốc NHNN Việt nam, các ngân hàng đã tiếp tục cho vay để người dân và doanh nghiệp trong tỉnh có điều kiện chăm sóc duy trì vườn cà phê. Ở lĩnh vực thu mua, xuất khẩu, các ngân hàng đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết 05/2002/NQ-CP của Chính phủ về việc miễn lãi vay ngân hàng cho các hộ nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên vay vốn chăm sóc cà phê niên vụ 2001-2002; đầu niên vụ 2002-2003, các chi nhánh ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện lập hồ sơ và tiến hành các thủ tục để miễn lãi đối với các hộ chưa trả lãi cho ngân hàng và hoàn lãi đối với 97 nghìn hộ đã trả lãi cho ngân hàng ( trong đó đa số là đồng bào dân tộc thiểu số ) với tổng số tiền đến hơn 92 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi thực hiện chủ trương khoanh nợ cho người trồng, chăm sóc, thu mua và chế biến cà phê, các ngân hàng vẫn còn gặp một số khó khăn sau: thứ nhất, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk và công văn chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đăk Lăk, các ngân hàng đã có kế hoạch và biện pháp thu hồi nợ khoanh trước thời hạn đối với người vay tự nguyện trả nợ, điều này sẽ giúp làm giảm gánh nặng trả nợ cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất khi hết thời hạn khoanh nợ, nhưng nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất chưa thấy hết ý nghĩa của vấn đề này nên khi có tiền vẫn không trả cho ngân hàng mà sử dụng vào việc khác, trong khi đó ngân hàng không đủ nguồn vốn cần thiết để tiếp tục cho những doanh nghiệp và hộ sản xuất khác vay. Thứ hai, đến nay các ngân hàng thực hiện chủ trương miễn và hoàn lãi cho các hộ nông dân trong việc vay chăm sóc cà phê niên vụ trước vẫn chưa nhận được số tiền cấp bù từ Chính phủ. Thứ ba, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh cà phê đã vay vốn ngân hàng hiện nay đều có tình hình tài chính rất xấu, tuy giá cà phê có phần được cải thiện, nhưng các doanh nghiệp vẫn tiếp tục thua lỗ, trong khi thời hạn trả nợ được khoanh đã gần kề ( 01/8/2004 ) nên tình hình thu

hồi nợ của các ngân hàng chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn. Thứ tư , tình trạng chây ỳ không trả nợ, chỉ trông vào các chính sách của Nhà nước trong một số khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu hồi nợ của các ngân hàng. Thứ năm, một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê của Nhà nước thuộc diện giải thể, phá sản theo Quyết định 261/QĐ-TTg đang còn dư nợ vay tại các ngân hàng rất lớn, trong khi cân đối giữa các khoản phải trả( chủ yếu là những khoản vay ngân hàng không có tài sản bảo đảm ) với trị giá tài sản còn lại và các khoản được thu của các doanh nghiệp có sự chênh lệch rất lớn, do đó nguy cơ rủi ro mất vốn của các ngân hàng thương mại là khó tránh khỏi nếu không có các biện pháp thu hồi.

Từ những thực tế trên, có thể thấy vấn đề nguồn vốn đầu tư cho ngành cà phê còn rất nhiều bất cập, đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết hợp lí, kịp thời, sớm giúp ngành khắc phục khó khăn, đẩy mạnh cạnh tranh quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam.doc (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w