Thiếu tính đồng bộ giữa các khâu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam.doc (Trang 45 - 47)

2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giớ

3.2.6. Thiếu tính đồng bộ giữa các khâu

Ngành cà phê Việt Nam vẫn chưa gắn sản xuất với chế biến, thu mua, xuất khẩu. Thực trạng hiện tại là người sản xuất chỉ biết sản xuất còn các

khâu sơ chế, chế biến, thu gom, xuất khẩu hoàn toàn do các doanh nghiệp, tư thương lo liệu. Tình hình trên đã dẫn đến hậu quả là sản lượng cà phê dư thừa, ứ đọng lớn, chất lượng và giá cả giảm. Một số năm nhà nước phải bù lỗ lãi suất ngân hàng để mua cà phê tạm trữ xuất khẩu. Người trồng cà phê luôn trong cảnh thiếu thông tin và thông tin không được cập nhật làm họ không nắm được giá cả diễn biến trong năm để có phương hướng điều chỉnh mức cầu thích hợp với diễn biến của thị trường cho mùa vụ tới. Thiếu thông tin người nông dân không còn kiểm soát được việc bán sản phẩm, khi nào thì nên bán, bán với giá bao nhiêu, vì vậy thường xuyên bị ép giá. Người trồng cà phê cho biết họ không nhận được sự giúp đỡ nào khi bán sản phẩm cho những công ty chế biến hoặc xuất khẩu cà phê. Hơn nữa, việc sản xuất phân tán tạo ra những khó khăn lớn trong việc tập trung nguồn hàng và giao hàng đúng hạn theo hợp đồng đã kí kết. Với trên 150 đơn vị xuất khẩu và gần chục công ty nước ngoài đặt cơ quan đại diện tại Việt Nam để kinh doanh, dẫn đến tình trạng lộn xộn trong kinh doanh, tranh mua, tranh bán, làm giảm giá cà phê xuất khẩu và mất uy tín đối với khách hàng. Việc chưa hình thành tập đoàn xuất khẩu cà phê Việt Nam cho đến nay là nhược điểm về tổ chức và quản lý, cần phải được xem xét. Ở Brazil, ủy ban các nhà xuất khẩu cà phê Brazil ( Cecafe ) đã được thành lập từ lâu, đang chỉ đạo có hiệu qủa mọi hoạt động xuất khẩu cà phê nước này, đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường cà phê thế giới.

Tuy chưa có một thống kê chính thức nào về lượng cà phê tiêu thụ trong nước, song theo một số nghiên cứu độc lập thì con số này có thể dao động từ 30 ngàn đến 70 ngàn tấn một năm, một con số chưa thể gọi là lớn đối với một nước 80 triệu dân. Trong khi tập trung lớn cho thị trường xuất khẩu, ngành cà phê Việt Nam đã bỏ ngỏ thị trường nội địa, một bãi phù sa màu mỡ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các đại gia thế giới đang tràn vào với những thương hiệu như Nestle, King, American Eagle... Vì vậy bỏ qua thị trường trong nước, quá trú trọng đến thị trường xuất khẩu là hướng đi chưa đúng đắn, cần được nhìn nhận lại và sửa đổi trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam.doc (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w