Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phả

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn tại Hà Nội (AC) thực hiện (Trang 80 - 83)

khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty kiểm toán A$C thực hiện:

Nhằm mục đính nâng cao chất lượng kiểm toán và khắc phục những hạn chế đã nêu trên em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện quy

trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng do công ty kiểm toán A$C thực hiện:

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Kiến nghị về công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản Nợ phải thu khách hàng:

Công ty đã thực hiện việc tìm hiểu về thông tin khách hàng rất tốt , nhưng đó chỉ là đối với các khách hàng mới, còn những khách hàng thường niên không được chú trọng do đã tiếp cận khách hàng từ nhứng năm trước.Cụng việc chủ yếu là lấy thông tin từ khách hàng từ hồ sơ kiểm toán của các năm trước đó xem xét xột cú sự thay đổi lớn nào ở năm kiểm toán so với năm trước không ví dụ như là về nhân sự hoặc các thông tin liên quan có thể gây ảnh hưởng đến tính chính trực của ban giám đốc, hoặc do một mục đích nào đó có thể ảnh hưởng đến tính trung thực của báo cáo tài chính của công ty.

Để giải quyết vấn đề này, các kiểm toán viên cần phải đầu tư thời gian vào khâu tìm hiểu thông tin về khách hàng cả mới và cũ. Đặc biệt, đây là kiểm toán khoản mục phải thu, một khoản mục quan trọng ảnh hưởng đến thông tin trên báo cáo tài chính nên cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về khách hàng, để biết được năm nay công ty khách hàng cú thờm loại hình kinh doanh mới hay không? Bộ máy quản lý có sự thay đổi đặc biệt, đáng lưu ý không? Hệ thống kế toán hay các quy định về hạch toán của công ty có thay đổi gỡ khụng?... cỏc kiểm toán viên có thể thu thập được thông tin này từ việc phỏng vấn trực tiếp ban quản lý, điều hành của doanh nghiệp. Đối với khách hàng mới việc tìm hiểu kỹ thông tin về khách hàng sẽ giúp kiểm toán viên có thể nhận định về rủi ro kiểm toán cũng như xây dựng một chương trình kiểm toán phù hợp. Việc nhận định được rõ về rủi ro kiểm toán ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc kiểm toán.

Kiến nghị về thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng:

Thủ tục phân tích đối với khoản mục phải thu khách hàng nên áp dụng thêm các thủ tục phân tích ngoài các thủ tục phân tích định tính, cần áp dụng thêm các phương pháp phân tích bằng mô hình để dự đoán sự biến động và trong trường hợp các biến động thực tế của khách hàng chênh lệch nhiều có thể đưa ra được các nhận định có tính thuyết phục và hợp lý hơn. Việc tăng cường áp dụng thủ tục phân tích để từ những kết quả mà kiểm toán phân tích được sẽ đưa ra được những nhận định khách quan về doanh nghiệp đang được kiểm toán cũng như nhận rõ rằng khoản mục đang được tiến hành kiểm tra có chứa đựng nhiều sai phạm trọng yếu hay không? Từ đó sẽ đầu tư thời gian vào kiểm tra một cách chặt chẽ và tỉ mỉ để phát hiện ra sai phạm. Thủ tục phân tích cần phải được thực hiện ở cả phân tích xu hướng thay đổi giữa các năm và phân tích tỉ suất xem có biến động lớn không giữa các thành phần trong khoản mục đó và cần có nhiều phương pháp áp dụng . Trên cơ sở đó có thể đánh giá và dự đoán được các hướng sai phạm để có thể giảm phạm vi áp dụng các thủ tục cơ bản giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí.

Kiến nghị về việc gửi thư xác nhận trong kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng:

Vấn đề tiến hành thủ tục gửi thư xác nhận đến tất cả đối tượng phải trả mà đơn vị được kiểm toán chưa tiến hành đối chiếu công nợ ngay khi tiến hành kiểm toán khoản mục này. Vì đây là bằng chứng xác thực vỡ nú giỳp KTV đưa ra được kết luận xác thực về mức độ tin cậy đối với khoản mục này.

Kiến nghị về việc kiểm tra chi tiết

Tại công ty TNHH A&C, các mẫu được chọn chủ yếu dựa vào phán đoán của kiểm toán viên và theo nguyên tắc số lớn (số phát sinh lớn hoặc số dư lớn). Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện và hướng vào các nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro cao và ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Nhược điểm của

phương pháp này là các mẫu được chọn ra phụ thuộc quá nhiều vào chủ quan của KTV. Do KTV thường chú ý nhiều hơn đến các nghiệp vụ phát sinh với số tiền lớn hoặc các khoản mục có số dư lớn, một rủi ro có thể xảy ra là các sai phạm lại có thể tập trung ở các nghiệp vụ phát sinh với số tiền nhỏ và các khoản mục có số dư nhỏ nhưng nếu kết hợp các sai phạm nhỏ này thì lại ảnh hưởng lớn tới BCTC. Vì vậy để có thể chọn được những mẫu đại diện làm căn cứ cho việc kiểm toán, công ty nên sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp chọn mẫu. Khoản mục Nợ phải thu khách hàng là một khoản mục mà các nghiệp vụ phát sinh diễn ra khá nhiều với giá trị lớn. KTV không thể kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ phát sinh được, để giảm rủi ro lấy mẫu KTV có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên vì phương pháp này sẽ cho kết quả là quy mô mẫu mang tính đặc trưng và không bị ảnh hưởng bởi phán đoán nghề nghiệp của KTV. Hoặc công ty có thể chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên kết hợp chọn mẫu theo phán đoán của KTV. Như vậy sẽ không bỏ qua những phần tử mẫu mà KTV nghi ngờ có dấu hiệu bất thường và tiềm ẩn rủi ro sai phạm cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn tại Hà Nội (AC) thực hiện (Trang 80 - 83)