Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn tại Hà Nội (AC) thực hiện (Trang 76 - 78)

Bên cạnh những thế mạnh đạt được, trong quá trình kiểm toán tại công ty có thể thấy một số điểm yếu trong tổ chức quản lý cũng như quy trình kiểm toán tại công ty như sau:

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Về công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu khách hàng

Việc nghiên cứu đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khách hàng là vấn đề quan trọng, giúp kiểm toán viên xác định được thủ tục kiểm toán phù hợp và xác định mức độ về rủi ro kiểm soát.

Tuy nhiên, việc thực hiện tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thường mất nhiều thời gian, tốn kém về chi phí.Vì vậy, Công ty không thể thực hiện được việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với tất cả các khách hàng mà chỉ chọn mẫu các khách hàng lớn, khách hàng niêm yết…để thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.

Về việc xác định mức trọng yếu và rủi ro

A&C đã xây dựng được phương pháp xác định mức độ trọng yếu của A&C, tuy nhiên dùng việc xác định tính trọng yếu còn dựa vào phán đoán của KTV thông qua kinh nghiệm và các đối chiếu so sánh trong quỏ tỡnh kiểm toán.

Việc đánh giá rủi ro vẫn còn xem nhẹ nên một số cuộc kiểm toán với khách hàng mới phải kéo dài thời gian hơn so với dự kiến ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Về thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng:

Trong quá trình kiểm toán, KTV thực hiện so sánh các chi tiêu phân tích (số dư, số ngày thu tiền bình quân, tuổi nợ, tỷ lệ nợ khú đũi…) so sánh năm nay với năm trước và xem xét với tình hình kinh doanh trong năm của đơn vị, của

ngành nghề kinh doanh và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Việc phân tích như vậy đòi hỏi kiểm toán viên phải có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết sâu sắc về đơn vị, lĩnh vực kinh doanh của đơn vị và tình hình kinh tế nói chung.

Về việc gửi thư xác nhận trong kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng:

Đối với một số công ty có nhiều khách hàng lớn, số dư công nợ lớn KTV thực hiện gửi thư xác nhận nhưng tỷ lệ hồi đáp thấp và tốn kém thời gian gây ảnh hưởng tới thời gian phát hành BCTC của đơn vị.

Chính vì vậy khi kiểm toán các khách hàng KTV chủ yếu dựa vào biên bản đối chiếu công nợ do chính khách hàng thực hiện với đối tác của họ; còn nếu khách hàng không có biên bản đối chiếu công nợ thì KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế như: kiểm tra các chứng từ chứng minh cho khoản nợ của khách hàng, kiểm tra thanh toán sau….Việc sử dụng biên bản đối chiếu của khách hàng có thể ảnh hưởng tới mức độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán nếu khách hàng cố ý làm khác đi kết quả thư xác nhận.

Về việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ

Việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, thông thường kiểm toán viên tập trung kiểm tra chi tiết nghiệp vụ với số tiền lớn, các nghiệp vụ bất thường, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, phán đoán của kiểm toán viên để chọn mẫu nghiệp vụ để kiểm tra. Vì vậy, khả năng có thể dẫn đến bỏ qua những sai sót ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của đơn vị là không nhỏ.

Nguyên nhân:

- Do số lượng khách hàng lớn, thời gian kiểm toán bị giới hạn, các Công ty kiểm toán phải làm việc với cường độ cao, nhân sự kiểm toán mỏng. Do đó, nhóm kiểm toán khó có thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán.

-A&C có đội ngũ kiểm toán viên giàu kinh nghiệm, tuy nhiên đội ngũ trợ lý kiểm toán viên phần lớn là nhân viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật kiểm toán chưa cao do đó ảnh hưởng một phần đến chất lượng công việc.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn tại Hà Nội (AC) thực hiện (Trang 76 - 78)