II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
9. Nâng cao trình độ quản lý
Trình độ quản lý là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định của hoạt động kinh doanh. Việc thực hiện tốt bốn chức năng cơ bản: hoạch định tổ chức, điều khiển, kiểm tra là điều kiện quyết tâm để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, từ xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược, tổ chức các nguồn lực của Công ty, xây dựng bộ máy quản lý tác nghiệp, bố trí sử dụng nhân lực cho đến các biện pháp đôn đốc, thúc đẩy động viên và kiểm soát. Ngoài ra quản trị còn nhằm nghiên cứu các yếu tố môi trường, theo dõi, dự báo những biến động nhằm hạn chế tổn thất, thiệt hại cho hoạt động kinh doanh. Quản lý Công ty có khả năng dẫn dắt Công ty đến mục tiêu đề ra, tạo những tác động kết hợp nguồn lực của Công ty, thúc đẩy các nguồn lực phát triển.
Hiện nay, khi các Công ty thất bại hoặc suy giảm thường đổ lỗi cho các yếu tố khách quan, cho rằng môi trường kinh doanh, do cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Nhưng nguyên nhân do đâu? Chính là do trình độ quản lý lỗi thời không còn phù hợp, không
còn linh hoạ và không có khả năng thay đổi thích nghi nhanh chóng với môi trường. Vì vậy kinh doanh trong cơ chế thị trường hiện nay, Công ty cần phải nâng cao trình độ quản lý. Trình độ quản lý cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cũng như thích nghi nhạy bén với các yếu tố bên ngoài thị trường, giá cả. Để nâng cao trình độ quản lý Công ty cần trang bị và trang bị lại kiến thức kinh doanh hiện đại cụ thể là:
- Tạo điều kiện cho cán bộ tham gia vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng về quản trị.
- Gửi đi đào tạo dài hạn một số cán bộ trẻ có triền vọng. - Mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại Công ty.
- Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm về các lĩnh vực quản lý nghiệp vụ để hỗ trợ, nâng cao kinh nghiệm cho nhau.
- Xây dựng hệ thống thông tin truyền dẫn, mạng máy tính phục vụ quản lý, điều hành, điều hành kinh doanh.
Với những giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại Công ty Sông Công đã nêu trên Công ty dự kiến mở rộng sản xuất trong những năm tới theo định hướng chuyên sâu linh kiện xe gắn máy và đầu tư sản xuất kinh doanh các linh kiện xe ôtô, hướng tới mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
Dự kiến kế hoạch năm 2008 – 2010
Đvt: triệu đồng Stt Nội dung Năm Tỷ lệ 2008 2009 2010 Lượng 2009/2008 % Lượng 2010/2009 % 1 Tổng doanh thu 91.151 114.781 153.946 23.565 25,8 39.165 31,7 2 Chỉ tiêu nộp NSNN 8.775 12.558 15.431 2.483 28,3 4.173 37,0 3 Tổng lợi nhuận sau thuế 3.267 4.053 5.112 787 24 1.046 25,7
Bảng dự kiến trên cho thấy mức tăng trưởng bình quân 29%. + Dự kiến năm 2009 so với năm 2008.
Doanh thu tăng 25,8% tương đương với 23.565 triệu đồng. Nộp NSNN tăng 28,3% tương đương với 2.483 triệu đồng. Tổng lợi nhuận sau thuế 24% tương đương với 787 triệu đồng. + Dự kiến năm 2010 so với năm 2009.
Doanh thu tăng 31,7% tương đương với 39.165 triệu đồng. Nộp NSNN tăng 37,0% tương đương với 4.173 triệu đồng.
Tổng lợi nhuận sau thuế 25,7% tương đương với 1.046 triệu đồng.
Với mức tăng trưởng này Công ty TNHH Sông Công Hà Đông ngày một vững bền trong công cuộc phát triển ngành cơ khí Việt Nam. Thay đổi ngành cơ khí của đất nước với tốc độ bình quân 29%/năm, Công ty đã phát triển cả về quy mô và nguồn lực. Với những số liệu trên ta thấy Công ty phát triển mạnh mẽ vững chắc và đầy tiềm năng trong tương lai.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ trong đó có thể thấy rõ những thay đổi vượt bậc: sản xuất phát triển, cơ sở hạ tầng từng ngày hoàn thiện hơn và đặc biệt là đời sống vật chất, tinh thần của người dân càng cao. Trong đó là sự phát triển của ngành cơ khí đã góp phần không nhỏ đối với việc nâng cao đời sống của toàn dân.
Đối với thị trường Việt Nam sản xuất kinh doanh sản phẩm cơ khí hiện nay và trước kia luôn là một ngành chiến lược, Vì vậy việc tổ chức sản xuất kinh doanh làm sao cho có hiệu quả, sản xuất được hàng có chất lượng cao, hợp với thị hiếu người tiêu dùng và chủ yếu là bán được hàng tại thị trường luôn là vấn đề thiết thực đặt ra đối với doanh nghiệp.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Sông Công Hà Đông, em thấy được sự chuyển đổi mạnh mẽ, sự hoàn thiện của Công ty trong cơ chế quản lý mới và hoạt động bán hàng đã thực sự đem lại kết quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do khéo léo lựa chọn, khai thác đối tượng khách hàng, khu vực thị trường phù hợp và việc sử lý tốt quan hệ kinh tế trên thị trường (cung - cầu – giá cả)… Nên kết quả sản xuất kinh doanh củ Công ty ngày một cao hơn, đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên cũng ngày một tăng, uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Marketing Thương Mại
TS.Nguyễn Xuân Quang – NXB Thống kê –1999
2. Tại sao bán hàng không được
Người dịch: Trần Quang Tuệ - NXB Tuổi Trẻ
Jacques Horivitz NXB Thống kê 1993
4. Nghiệp vụ và quản trị bán hàng
Phạm Thị Gái – NXB Giáo Dục 1997
5. Quản trị Doanh nghiệp Thương Mại
PGS.TS Hoàng Minh Đường, TS. Nguyễn Thừa Lộc NXB Giáo dục –1998
6. Phân Tích hoạt động kinh doanh
Phạm Thị Gái – NXB Giáo Dục
7. Kinh tế Thương Mại
GS.TS Đặng Đình Đào – GS.TS. Hoàng Đức Thân NXB Thống Kê.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...1 PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG...3 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG...3 II. BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG...5 III. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG...10 PHẦN II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG...13 I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG...13 II. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG 15
1. Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông...15 2. Công tác phân cấp quản lý Tài chính của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông.17 3. Công tác kế hoạch tài chính của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông...17 4. Tình hình Tài chính của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông...18 5. Công tác kiểm tra kiểm soát Tài chính của Công ty Sông Công Hà Đông...22
III. TÌNH HÌNH VẬT TƯ CÁC MẶT HÀNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG...23
1. Tình hình nhập Nguyên vật liệu sản xuất ...23 2. Một số mặt hàng chủ lực của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông...24 3. Một số mặt hàng sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông. .25
IV. TÌNH HÌNH BÁN HÀNG VÀ CÁC THỊ TRƯỜNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG...26
1. Hệ thống mạng lưới bán hàng...26 1.1. Thị trường của Công ty nằm ở Miền Bắc...26
1.2. Thị trường của Công ty nằm ở Miền Trung...27
1.3. Thị trường của Công ty nằm ở Miền Nam...27
2. Phương thức bán hàng...27
3. Giá bán...28
4. Kết quả bán hàng chia theo ngành hàng...30
V. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG...33
1. Những thuận lợi...33
2. Những khó khăn...33
3. Xu hướng phát triển...34
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY SÔNG CÔNG - HÀ ĐÔNG...35
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG... 35
1. Phương hướng kinh doanh từ nay đến năm 2008...35
2. Kế hoạch kinh doanh năm 2008...35
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG...35
1. Nghiên cứu thị trường...35
2. Chiến lược sản xuất...38
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ...38
2.2. Các nhân tố và giải pháp...39
3. Chiến lược mua sắm và dự trữ...40
3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ...40
3.2. Các nhân tố và giải pháp...40
4. Chiến lược tài chính...41
4.1. Mục tiêu và nhiệm vụ...41
4.2. Các nhân tố và giải pháp chủ yếu...41
5. Marketing sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh...42
5.1. Chính sách sản phẩm...42
5.3. Chính sách xúc tiến khuyếch trương...45
6. Tổ chức tốt công tác tạo nguồn hàng...46
7. Phát triển nhân lực và tạo động lực lao động...47
8. Cải tạo và nâng cấp mạng lưới phân phối...48
9. Nâng cao trình độ quản lý...49
KẾT LUẬN...52