Bộ Công Thương

Một phần của tài liệu Báo cáo ngành thương mại điện tử việt nam (Trang 77 - 81)

I. KHÁI QUÁT

1.Bộ Công Thương

Ngày 29/12/2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 49/2008/QĐ-BCT về việc ban hành Quy chế cung cấp trực tuyến các dịch vụ công do Bộ Công Thương quản lý. Quy chế đưa

ra những quy định về nội dung, nguyên tắc, lộ trình xây dựng kế hoạch, quy trình tổ chức thực hiện cung cấp trực tuyến các dịch vụ công do Bộ Công Thương quản lý.

Bộ Công Thương đã tiến hành cung cấp trực tuyến toàn bộ các dịch vụ công thuộc sự quản lý của Bộ ở mức độ 2 trên trang thông tin dịch vụ công và cải cách hành chính tại địa chỉ

http://dvc.moit.gov.vn. Website này cung cấp cho doanh nghiệp toàn bộ các thông tin liên quan

đến việc cung cấp dịch vụ công như quy trình, thủ tục, biểu mẫu và các văn bản pháp quy liên quan.

Tháng 5/2009, Bộ Công Thương tiếp tục ban hành Quyết định số 2420/QĐ-BCT xác định lộ trình cung cấp trực tuyến 49 dịch vụ công ở các mức độ 2, 3 và 4, trong đó ưu tiên triển khai sớm các dịch vụ có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính và xây dựng chính phủ điện tử. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin được Bộ Công Thương giao trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai cung cấp trực tuyến các dịch vụ công theo tiến độ đã được phê duyệt. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công ở mức độ 3 và mức độ 4, ngoài dịch vụ cấp giấy chứng nhận xuất xứ và giấy phép nhập khẩu tự động đã được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin phối hợp với các đơn vị liên quan tích cực triển khai thử nghiệm cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 với các dịch vụ công mới sau:

- Cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. - Thủ tục thông báo tập trung kinh tế.

- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá. - Cấp giấy xác nhận khai báo hóa chất nguy hiểm.

Theo dự kiến, các dịch vụ công này sẽ chính thức được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 vào đầu năm 2010.

1.1. Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys)

Chứng nhận xuất xứ (C/O - Certificate of Origin) là một trong những chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ xuất khẩu của doanh nghiệp để xác nhận nước xuất xứ của hàng hóa. Trước hết, việc xác định nước xuất xứ nhằm xác định liệu một mặt hàng nhập khẩu có được hưởng ưu đãi thuế quan theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia hay bị áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, hạn ngạch hay các biện pháp tự vệ khác. Ngoài ra, việc xác định nước xuất xứ còn yêu cầu hàng hóa xuất, nhập khẩu phải đáp ứng được các quy định về nhãn mác. Đó là những yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Do vậy, việc đề nghị cấp C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Trước đây, quy trình cấp C/O được tiến hành thủ công nên không đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp vì số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam tương đối nhiều và phân bổ rải rác trên khắp cả nước. Doanh nghiệp phải đến tận tổ chức cấp C/O để nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O và hồ sơ chỉ được tiếp nhận trong giờ hành chính. Trong trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu, doanh nghiệp phải trở về để bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Vì thế, thời gian thông quan của hàng hóa bị kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ở vùng sâu vùng xa.

Hình II.2: Mô hình hệ thống eCoSys

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có được C/O và nâng cao hiệu quả quản lý C/O của các cơ quan quản lý nhà nước, ngày 21/3/2006, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã ký ban hành Quyết định số 0519/QĐ-BTM về việc triển khai Đề án quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys). Hệ thống eCoSys cho phép doanh nghiệp nộp đơn đề nghị cấp C/O trực tuyến tại bất kỳ địa điểm nào có máy tính kết nối Internet. Quy trình cấp C/O điện tử khắc phục được tối đa việc doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, đặc biệt là trong trường hợp hồ sơ có sai sót.

Hộp II.2: Quá trình triển khai hệ thống eCoSys

Hệ thống eCoSys được triển khai qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Được triển khai từ tháng 10/2006

Quản lý điện tử các C/O đã cấp:

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống quản lý, lưu trữ, xử lý dữ liệu C/O Form ưu đãi của tất cả các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu trên toàn quốc tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ. Dữ liệu về C/O của tất cả các phòng Quản lý xuất nhập khẩu được truyền về Trung tâm tích hợp dữ liệu, được lưu trữ, xử lý tại máy chủ của Trung tâm. Giai đoạn này được triển khai tại các tổ chức cấp C/O thuộc Bộ Công Thương và các tổ chức cấp C/O thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Trong quá trình sử dụng, các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu sẽ đưa ra các phản hồi về hệ thống để nâng cấp hệ thống, nhằm xây dựng một hệ thống phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và dễ sử dụng.

Giai đoạn 2: Được triển khai từ tháng 11/2007

Cấp C/O điện tử trên diện hẹp:

Hệ thống eCoSys được triển khai trên diện hẹp đối với các doanh nghiệp lớn, có uy tín, kim ngạch xuất khẩu cao và ổn định. Việc cấp C/O được triển khai theo hình thức “hậu kiểm”,

BỘ CÔNG THƯƠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ ĐIỆN TỬ ECOSYS Vụ XNK Cục TMĐT và CNTT ECOSYS ECOSYS ECOSYS ECOSYS Doanh nghiệp

Hà Nội Hải Phòng Đà Nẵng TP. HCM Bình Dương Đồng Nai Vũng Tàu 37 KCN - KCX 10 điểm cấp của VCCI

Form: A, D, E, S, AK Form: D Form khác

doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về nội dung C/O do mình khai báo. Cũng như giai đoạn 1, các phản hồi từ phía doanh nghiệp và các tổ chức cấp C/O sẽ được tổng hợp, phân tích để phục vụ cho việc nâng cấp hệ thống.

Giai đoạn 3: Được triển khai từ tháng 4/2008

Cấp C/O điện tử trên diện rộng:

Hệ thống eCoSys được triển khai trên phạm vi cả nước. Doanh nghiệp có thể đề nghị cấp C/O điện tử với tất cả C/O Form ưu đãi như A, D, E, S, AK, AJ, VJ, AANZ qua hệ thống eCoSys và các C/O Form không ưu đãi qua hệ thống cấp C/O qua mạng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Để thuận tiện cho công tác quản lý dữ liệu tập trung, dữ liệu của C/O Form không ưu đãi từ hệ thống cấp C/O qua mạng được truyền tới hệ thống eCoSys sử dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

Việc cấp C/O điện tử mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Với quy trình khai báo C/O rõ ràng, đơn giản và thuận tiện, doanh nghiệp có thể hoàn thành khai báo C/O một cách nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào không gian và thời gian. Đồng thời, hệ thống giúp doanh nghiệp quản lý, thống kê C/O đã đề nghị cấp thông qua eCoSys một cách dễ dàng. Ngoài ra, eCoSys cho phép các cơ quan nhà nước quản lý C/O đã cấp trên toàn quốc một cách thống nhất, thống kê hàng hóa xuất khẩu nhanh chóng, và chính xác, phục vụ công tác xây dựng chính sách thương mại. Tính đến hết tháng 11/2009, hơn 1.200 doanh nghiệp đã tham gia hệ thống eCoSys, trong đó, hơn 800 doanh nghiệp thực hiện khai báo thường xuyên, số C/O điện tử được cấp trung bình mỗi ngày đạt 600 bộ và tổng số C/O điện tử đã cấp đạt trên 70.000 bộ. Hệ thống eCoSys còn cung cấp tư liệu về các quy tắc cấp C/O. Doanh nghiệp có thể tra cứu các văn bản pháp quy về C/O, danh sách và địa chỉ liên hệ của các tổ chức cấp C/O. Ngoài ra, các thông tin quan trọng liên quan đến C/O thường xuyên được cập nhật trên hệ thống.

Trong tương lai, eCoSys sẽ được kết nối với các hệ thống cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của nước ngoài và hệ thống Hải quan điện tử để hình thành một hệ thống quản lý và cấp C/O điện tử khép kín. Toàn bộ quy trình cấp C/O đều được tiến hành trực tuyến và có thể được hoàn thiện trong vòng vài phút. Các giải pháp bảo mật như công nghệ hạ tầng khóa công khai PKI, công nghệ thủy ấn,16 công nghệ in siêu nhỏ... sẽ được tích hợp trong hệ thống eCoSys. Doanh nghiệp nhập khẩu, ngân hàng, đại lý vận chuyển và các tổ chức có thẩm quyển có thể truy cập vào hệ thống để tải và kiểm tra thông tin về C/O đã cấp tại bất kỳ thời điểm và địa điểm nào. Truy cập vào hệ thống, các đối tác thương mại chỉ cần nhập số C/O và mã tham chiếu là các thông tin chi tiết về C/O đó sẽ được hiển thị. Nếu có nhu cầu về C/O giấy, doanh nghiệp có thể in C/O tại bất kỳ địa điểm nào thích hợp và vẫn đảm bảo được tính chính thống của C/O.

16 Công nghệ thủy ấn (Watermark Technology): Công nghệ cho phép in dấu chìm trên bản in gốc, giúp phân biệt bản in gốc và bản in sao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình II.3: Mô hình hệ thống eCoSys trong tương lai

ECOSYS

ECOSYS

Form: A, D, E, S, AK Form: D Form khác

ECOSYS ECOSYS/XML BỘ CÔNG THƯƠNG

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ ĐIỆN TỬ

ECOSYS

Hải quan Trung Quốc Bộ Thương mại Trung Quốc

Phòng TM và CN Hàn Quốc Hải quan Hàn Quốc

Cục TMĐT và CNTT Bộ Công Thương

Hải quan Việt Nam

Hà Nội

Doanh nghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp Hải Phòng Đà Nẵng TP.HCM Bình Dương Đồng Nai Vũng Tàu

1.2. Hệ thống quản lý cấp phép nhập khẩu tự động

Hệ thống quản lý cấp phép nhập khẩu tự động được triển khai theo Quyết định số 24/2008/ QĐ-BCT ngày 01/8/2008 của Bộ Công Thương về việc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng. Thông qua hệ thống, doanh nghiệp được cung cấp thông tin về quy trình, thủ tục đề nghị cấp phép, đồng thời có thể theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ. Bên cạnh đó, hệ thống giúp Bộ Công Thương nhanh chóng có được số liệu cập nhật về số lượng, chủng loại, giá trị hàng hóa nhập khẩu… phục vụ công tác điều hành xuất nhập khẩu hàng hóa. Đến cuối năm 2009, hệ thống đã cấp giấy phép cho trên 4.000 doanh nghiệp nhập khẩu và cập nhật trên 40.000 bộ hồ sơ cấp phép nhập khẩu.

Bộ Công Thương đang tiến hành nâng cấp và hoàn thiện Hệ thống quản lý cấp phép nhập khẩu tự động để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Báo cáo ngành thương mại điện tử việt nam (Trang 77 - 81)