Sản xuất nhựa ure-formaldehyt

Một phần của tài liệu Kỹ thuật sản xuất chất dẻo (Trang 56 - 57)

Hoặc

Tỷ lệ ure/formaldehyt = 1/1,6 – 2, pH = 7,5 – 8 (dùng dung dịch xút nồng độ C%=10% để trung hoà). Cho axit oxalic hoặc axit formic ở cuối quá trình 0,01 – 0,02 phần so với ure

Thứ tự cho vào: cho formaldehyt vào thiết bị phản ứng rồi dùng dung dịch NaOH 10% để khốmg chế pH=7,5 – 8 sau đó cho ure vào tiến hành khuấy trộn. Nhiệt độ ban đầu của phản ứng 40 – 50oC, trong giai đoạn này tạo dẫn xuất mono nên không nâng nhiệt cao, duy trì ở nhiệt độ này trong vòng 30 – 45phút. Sau đó tăng nhiệt độ lên 80 – 85oC trong thời gian 20 phút và bảo đảm pH không thay đổi.

Làm nguội xuống 60 – 65oC, cho thêm dung dịch axit oxalic nồng độ 10 – 15% vào nhằm mục đích tạo nhựa phân tử lớn hơn và xúc tác đóng rắn. Tổng thời gian phản ứng 4 – 5 giờ/1mẻ.

* Sản xuất bột ép ure-formaldehyt Thành phần:

+ Nhựa (dung dịch keo trong nước): 45 PKL

+ Sunfit-xenlulo: 55 PKL

+ Chất làm trơn: 0,8% so với nhựa

+ Chất xúc tác đóng rắn ( các muối có tính axit như ZnCl2, NH4Cl hoặc muối

sunfua axit…)

+ Chất màu (màu sáng)

Quá trình phối trộn tương tự như quá trình chuẩn bị bột ép phenol-formaldehyt nhưng phải chú ý nhiệt độ và thời gian. Tiến hành sấy ở nhiệt độ thấp và trong môi trường chân không. Sử dụng máy nghiền bi phía ngoài máy phải có bộ phận làm lạnh bằng nước. * Điều kiện ép:

Áp suất ép: 250 – 280 KG/cm2 Nhiệt độ ép: 135 – 145oC

Thời gian ép: 70 – 110 giây/1mm chiều dày sản phẩm Trong quá trình đóng rắn có tạo ra nước

Nhận xét: Mạng lưới không gian thưa, còn một lượng nhỏ nhóm CH2OH- và –NH2 tự do. + Nhựa bột ép ure-formaldehyt

Độ bền nhiệt cao nhưng kém bền với nước đặc biệt là nước nóng Khối lượng riêng d = 1,35 – 1,45 g/cm3

δkéo = 350 – 500 KG/cm2 δnén = 1200 – 1500 KG/cm2 δu = 600 – 900 KG/cm2

Độ bền nhiệt (Martens) 100 – 120oC

Độ hút ẩm (ở 25oC, thời gian 3 ngày đêm) 1 – 1,5%

Một phần của tài liệu Kỹ thuật sản xuất chất dẻo (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)