Hoạt động mua bán

Một phần của tài liệu Hoạt động của thị trường tài chính chứng khoán (Trang 31 - 39)

b) Trái phiếu kho

8.3.2.2. Hoạt động mua bán

8.3.2.2.1. Khởi đầu

Với 2 triệu vốn cổ phần ký gửi vào ngân hàng A (giả sử như thế) công ty của ông bạn X nào đó của chúng ta có thể bắt đầu sự nghiệp bằng việc mua 100 triệu chứng khoán từ các nhà kinh doanh cấp I. Làm thế nào mà công ty X lại có thể mua được nhiều như thế với số vốn chỉ bằng 2%? Ngân hàng A sẽ cho X vay bởi vì điều đơn giản mà thú vị là tất cả chứng khoán khi chuyển về, sẽ được chuyển về tài khoản tại ngân hàng. Ngân hàng A cho vay 98 triệu để X mua được chứng khoán. Bù lại, nó giữđến 100 triệu cổ phiếu dưới dạng thế chấp cho khoản tiền vay nói trên tại ngân hàng nó. Ngân hàng hoàn toàn không khờ chút nào.

Giá trị thực trên bề mật của tổng số cổ phiếu luôn luôn là lớn hơn 100 triệu (vì tiền lãi trong tương lai của nó). Do vậy, thực ra lượng thế chấp luôn luôn có giá trị lớn hơn khoản cho vay của ngân hàng A. Đó là sự cẩn thận của nó. Khi X bảo đảm việc bán chứng khoán, cứ mỗi đơn vị chứng khoán được mua và chuyển ra khỏi ngân hàng, ngân hàng A sẽ khấu trừ phần vốn nó đã cho vay trên chứng khoán, cộng với lãi của nó trong thời gian trái phiếu nằm tại ngân hàng. Phần còn lại là tiền lời của công ty X. Thí dụ:

- 100 triệu mua được 100 trái phiếu. Mỗi trái phiếu như thế có giá trị khi mua là 1 triệu. - Ngân hàng cho vay 98%, vậy mỗi trái phiếu nó có 98% vốn = 980.000

- Vào 1 tháng sau, trái phiếu số No 12345 được bán, tiền thu được là 1.015.000 Vốn của ngân hàng A phải thu về = 980.000

Lãi 1% tháng của nó (giả sử như thế) = 9.800 Tổng cộng: = 989.800

Phần còn lại (1.015.000-989.800) = 25.200 là lợi tức của công ty X. Chúng ta có thể nghĩ rằng, tại sao các ngân hàng lại không làm trực tiếp điều đó vì nó có sẵn vốn, không hơn là cho X vay để làm? Thực ra, cũng có một vài ngân hàng đã làm, chỉ một vài, không phải tất cả, bởi vì: (1) ngân hàng không có đủ người và thì giờ để tìm kiếm thị trường: nguồn bán, người mua, và (2) nếu có làm cũng chưa chắc đã hiệu quả bằng công ty X. Mỗi người trong nền kinh tế thường đảm nhiệm một hoặc một vài việc. Không ai có khả năng làm được tất cả mọi việc thay cho người khác trên đời. Do vậy, ngân hàng A cũng có đầu tư vào chứng khoán và đồng thời nó cũng cho các công ty khác vay để kinh doanh chứng khoán. Tiền lãi mà các công ty thu được, nhiều khi, dưới con mắt của ngân hàng là hấp dẫn thật. Nhưng đó là phần của người ta, từ công việc của họ. Ngân hàng thì không thể ôm hết các việc của thiên hạ.

Trong thời gian chờ cơ hội tốt để bán trái phiếu, công ty X còn hưởng được lợi tức hoạt động do mỗi trái phiếu sinh ra mỗi ngày vì nó là một loại tài sản sinh lãi. Nếu lãi suất của trái phiếu là cao hơn lãi suất mà X vay của ngân hàng A để mua, lợi tức hoạt động sẽ lớn hơn không (>0) và ít nhất là X không thiệt hại khi đầu cơ vào trái phiếu này. Nhưng nếu lãi suất của trái phiếu là nhỏ hơn lãi suất tiền vay, lúc đó lợi tức hoạt động nhỏ hơn hoặc bằng 0 (≤0). Quá trình nằm chờđể bán càng lâu, càng làm cho công ty X lỗ nặng nề hơn. Ở các nước đã phát triển, X thường mua trái phiếu dài hạn, trong khi ngân hàng A (để lợi nhuận hóa khoản cho vay) thì lại cho nó vay bằng các khoản vốn ngắn hạn. Vì thế, thường thường lãi suất của trái phiếu sẽ cao hơn lãi suất của ngân hàng. Tuy nhiên, dẫu cho thị trường biến động, lãi suất trái phiếu có thấp hơn hoặc bằng lãi suất của ngân hàng, sự thiệt hại của công ty X sẽ là một chi phí mà nó có thể thu lại trong tương lai. Nó không thể cầu toàn rằng mọi việc đều phải có lời. Câu nói nổi tiếng mà X phải biết là “không có mạo hiểm thì sẽ không có kinh doanh”.

8.3.2.2.2. Thỏa thuận bán và mua lại

Vào một ngày nào đó, công ty X có thể kẹt tiền mặt. Trong lúc trái phiếu cũ chưa bán xong, nó lại thấy có một lô trái phiếu mới khá hấp dẫn về lợi tức. Nếu mua nhanh để chỉ vài ngày sau bán lại, X có thể thu được lợi nhuận khá lớn để bù vào các chi phí. Thật là không may, nó không thể vay thêm của ngân hàng A vì bất tiện là 98 triệu cũ chưa trả xong. Đành phải nghĩđến cách vay ngoài thị trường.

Nếu nghiên cứu kỹ, nó sẽ thấy có nhiều đối tượng sẵn sàng cho nó vay trong một vài ngày. Các công ty bảo hiểm, các quỹ tín dụng, các quỹ xã hội, các ngân hàng khác thường lắm tiền. Đương nhiên nó không thể xin vay suông, mà phải thế chấp. Sau khi tìm được một

công ty tài chính, công ty Z chẳng hạn, sẵn sàng cho vay. Nó thông báo cho ngân hàng biết vì nó cần ngay 10.000.000, nó sẽ chuyển cho Z lượng trái phiếu tương đương 10.000.000 như là khoản thế chấp để vay tiền. Ngân hàng A chấp nhận ngay vì điều dễ hiểu là 10.000.000 tiền mặt cũng sẽđược chuyển từ Z về thẳng tài khoản ở ngân hàng.

Đứng dưới góc độ kinh tế học, đây có thể là một khoản vay ngắn hạn (24 giờđến vài ngày) có thế chấp là trái phiếu, giữa 2 công ty X và Z. Nhưng trên thị trường tài chính - tiền tệ, người ta gọi đây là hình thức bán và thỏa thuận mua lại (Repurchase Agreements) trái phiếu từ X qua Z trong đó X là chủ thể. Bởi vì, một hợp đồng có ý nghĩa như thế sẽđược lập ra giữa X và Z, trong đó thuyết minh rõ ràng, X bán cho Z, một lượng trái phiếu có các số là…, với số tiền Z phải trả là 10.000.000. Vào 1, 2 hoặc 3 ngày sau đó kể từ ngày bán, X sẽ mua lại các trái phiếu trên với số tiền là 10.001.850 đồng.

Số tiền 1850 đồng trên 10.000.000 tiền vay của X, nếu tính cho một ngày, sẽ tương đương với mức lãi suất 7% một năm. Cách mua bán dưới hình thức mua lại (RPs: Repurchase Agreements) này vô cùng phổ biến trên thị trường tài chính. Nó giúp cho cả các nhà đầu tư và kinh doanh chứng khoán nhanh chóng giải quyết được thế kẹt tiền mặt. Nếu sau một ngày mà công ty X không mua lại được chứng khoán theo hợp đồng, Z sẽ bán cho người khác để thu lấy vốn về.

Thực chất, số trái phiếu không phải được mang đến cho Z. Sau khi nhận séc của Z cho X vay, ngân hàng A chỉđơn giản chuyển chủ quyền lượng trái phiếu nói trên từ tài khoản của X qua Z trên sổ theo dõi mà không phải chuyển vật chất thực tế. Sau khi nhận được báo có (tiền đã đến) ở tài khoản, X nhanh chóng chi tiêu vào thương vụđã định. Rất ít có trường hợp nào đưa đến việc X không trảđược 10.001.850 để rồi phải chịu cho Z phát mãi trái phiếu.

Hai lý do khiến nó không để tình trạng đấy xảy ra: (1) lượng trái phiếu đã bán cho Z luôn có giá trị thực cao hơn 10.001.850 đồng và (2) đến ngày hạn phải mua lại của hợp đồng RPs, nếu quá kẹt tiền, nó có thể tiếp tục bán ra các trái phiếu khác, cũng theo hình thức RPs để giải quyết nợ hôm đó, chờ các thương vụ sau thu vốn về sẽ hoàn trả. Với cách làm như vậy, nhà kinh doanh X không để cho các chủ quyền trái phiếu nằm yên, mà liên tục vận động nó theo các hợp đồng mua bán ngắn hạn.

Quá trình mua bán như trên, mua bán RPs, là các hoạt động hàng ngày của các nhà kinh doanh. Vì mua bán RPs chỉ là những khoản vay từ 24 gìơđến vài ba ngày tối đa, lãi suất bình quân năm của nó rất thấp. Tuy nhiên, cả hai chủ thể tham gia mua bán RPs đều có lợi. Đứng về phía công ty X, nó giải quyết được việc kẹt tiền mặt cho những thương vụ mua bán trái phiếu có lãi hơn. Bên cạnh đó, lãi suất thấp mà nó phải tính cho Z vào ngày mua lại (1850 đồng) thực chất thấp hơn nhiều so với lãi vay ngắn hạn từ ngân hàng A của nó. Cho nên, nó lợi cả 2 điều khi mua bán RPs. Đối với công ty Z, vấn đề thu được cũng không kém phần thích thú. Thay vì tiền mặt vốn dư thừa vào cuối ngày không sinh ra được đồng lãi nào như tình trạng phổ biến của hầu hết các ngân hàng, công ty tài chính, các công ty kinh doanh khác… 10 triệu nó đưa ra vào chiều ngày hôm nay cho X đến chiều ngày mai, đã làm lợi ra được thêm 1850 đồng, và nếu cứ thế, nó đã hiệu quả rất nhiều hoạt động quản lý tài sản có của mình. Đó là lý do vì sao có hàng trăm công ty hoặc ngân hàng sẵn sàng mua bán RPs với một công ty X bất kỳ nào đó trên bất kỳ thị trường tài chính lớn nào của thế giới.

X đã kiếm được một ít lợi tức từ việc thực hiện các thương vụ ngắn hạn kể cả lợi tức hoạt động từ việc tích trữ trái phiếu. Nhưng lợi tức thực sự lớn của nó sẽ đến từ những hoạt động khác sau đây.

8.3.2.2.3. Lợi nhuận từ cơ chếđòn bẩy

Giống như một nhà kinh doanh khác, X thể hiện tài sản ban đầu của mình lên một bảng chữ T. Nội dung của bảng này với trường hợp X là:

Có Nợ

Trái phiếu 100 triệu Vay ngân hàng A 98 triệu

Giả sử lãi suất của ngân hàng và thị trường hạ, cơ chế đòn bẩy, mà chúng ta sẽ có dịp bàn sau, làm cho giá trái phiếu tăng lên. Cho rằng giá trái phiếu tăng 2%. Tài sản có của X sẽ lên đến 102 triệu, trong khi, mọi khoản vay của nó không đổi, bảng cân đối tài sản của nó thành:

Có Nợ

Trái phiếu 102 triệu Vay ngân hàng A 98 triệu

Vốn cổ phần 4 triệu

Nghĩa là lợi nhuận ròng cấu tạo thêm vào vốn cổ phần 2 triệu. Sự biến động của giá cả thị trường làm cho X giàu lên nhanh hơn hoạt động bình thường. Điều tương tự dĩ nhiên hoàn toàn xảy ra là nếu lãi suất ngân hàng tăng, kéo theo giá chứng khoán hạ 2%, vốn cổ phần của X sẽ trở thành bằng không.

Có Nợ

Trái phiếu 98 triệu Vay ngân hàng A 98 triệu

Vốn cổ phần 0 triệu

Người ta gọi đây là cơ chế đòn bẩy (Leverage). Trên thị trường tài chính - tiền tệ, thuật ngữ này cực kỳ thịnh hành. Với hai đầu của đòn bẩy (theo nghĩa bóng) là sự may mắn và rủi ro. Theo nghĩa đen là lãi suất và giá cả của hàng hóa. Đến đây, chúng ta có thể hỏi vì sao lãi suất và giá cả lại chia nhau đứng ở hai đầu của đòn bẩy.

Vì mua cổ phiếu hay gửi tiền vào ngân hàng đều là những hoạt động đầu tư để kiểm thêm lợi nhuận đứng về phía người cho vay cuối cùng là nhân dân, chính thái độ của nhân dân trong việc lựa chọn hình thức đầu tư sẽ quyết định tình hình của thị trường tài chính. Nếu vì lý do nào đấy (sự can thiệp của NHTW, ảnh hưởng của cung cầu vốn, và ảnh hưởng từ nước ngoài), lãi suất của ngân hàng đột nhiên tăng lên cao hơn lãi suất của trái phiếu, nhân dân nhanh chóng nhận ra rằng gửi tiền vào ngân hàng sẽ có lợi hơn đầu tư vào trái phiếu. Ý thức đó khiến họ thi nhau bán trái phiếu, lấy tiền gửi vào ngân hàng. Thử tưởng tượng rằng, hàng ngàn con người đem trái phiếu ra bán để thu lại tiền mỗi ngày sẽ nhanh chóng làm lượng cung trái phiếu trở nên quá thừa trong khi lượng cầu (sức mua) quá thấp. Giá trái phiếu không diễn tả cũng biết rằng tất yếu sẽ hạ vì tình hình thừa hàng hóa nói trên.

Ngược lại, khi lãi suất ngân hàng xuống quá thấp, thấp hơn so với lãi suất trái phiếu, nhân dân lại thấy rằng lúc đó, đầu tư vào trái phiếu trở nên kinh tế hơn, có lợi hơn. Họ sẽ nhanh chóng rút hoặc chuyển tiền mặt đi mua trái phiếu. Lại hàng ngàn con người đổ xô đi mua làm cho thị trường lên cơn sốt. Giá trái phiếu tất yếu sẽ tăng.

Như vậy, có một cơ chế “bánh cóc” hay đòn bẩy giữa lãi suất và giá cả của trái phiếu. Các nhà kinh doanh chứng khoán, nếu tiên liệu đúng thời cơ để bán ra hay đầu cơ vào trái phiếu một cách hợp lý trước các biến động nói trên, sẽ nhanh chóng thành công. Ngược lại, chỉ tính toán sai, vừa đầu cơ xong thì trái phiếu xuống giá, hoặc vừa bán ra xong thì trái phiếu lên giá, vài lần như vậy là có thể sạt nghiệp. Đó là một phần của tính chất đỏđen lẫn lộn, rất dễ giàu và cũng rất dễ rơi vào phá sản của kinh doanh và đầu tư chứng khoán, khiến một số chuyên gia đã gọi kinh doanh trên thị trường chứng khoán là lối kinh doanh sòng bạc. Ởđó tài năng không thôi chưa đủ, mà phải có vận may đi kèm để có thể tạo nên sự nghiệp.

8.3.2.2.4. Sự bán non

Nếu công ty X ý thức trước, hoặc dựa vào những nguồn dữ liệu có thể tin cậy được, suy đoán trước rằng lãi suất ngân hàng sẽ tăng và chắc chắn khả năng giá cả chứng khoán hạ 2% là sẽ xảy ra, để tránh hụt vốn như bảng cân đối chữ T số 3 cho biết, và cũng để tận dụng thời cơ kinh doanh có lãi hơn, nó nhanh chóng bán ra hết chứng khoán của nó trước khi giá hạ. Hơn thế nữa, nó có thể vay chứng khoán của công ty Z để bán tiếp ra thị trường.

Cho rằng nó vay của công ty Z 100 trái phiếu loại đáo hạn 6 tháng với giá bề mặt là 1.000.000VND cho mỗi trái phiếu. Khi bán ra, giữa lúc giá chưa hạ, riêng phần trái phiếu vay

mượn giả định rằng đem đến cho nó tổng cộng 98.000.000VND. Nó đem toàn bộ tiền thu được gửi vào tài khoản có kỳ hạn ở ngân hàng A.

Có Nợ

Gửi có kỳ hạn 100 triệu Trái phiếu vay của Z 98 triệu

Vốn cổ phần 2 triệu

Năm hôm hay một tuần sau, may mắn mỉm cười với X, lãi suất ngân hàng tăng lên và giá cổ phiếu sụt xuống 2% thật, đúng như nó đã tiên liệu. Bảng cân đối của nó trở thành:

Có Nợ

Gửi có kỳ hạn 100 triệu Trái phiếu vay của Z 96.04 triệu

Vốn cổ phần 3.96 triệu Chưa nói đến việc 100 triệu gửi vào ngân hàng sẽ tạo ra lãi thêm cho X (vì lãi suất đã lên). Nó chỉ việc mang 96.04 triệu ra thị trường mua lại 100 trái phiếu có giá trị bề mặt 1.000.000VND và đáo hạn 6 tháng để trả lại cho Z với một ít lãi, rồi ẵm gọn gần 1.96 triệu tiền lãi tăng thêm trong giá trị ròng. Đó là lối hoạt động thứ ba sự bán non (Short Sales). Dĩ nhiên, một lần nữa cũng cần nói rằng, nếu X tiên liệu sai, nghĩa là giá cả không hạ mà lại tăng (vì lãi suất hạ), hoạt động bán non sẽ có thể làm cho nó sạt nghiệp. Thu lượm được thông tin chính xác, bí mật, tiên liệu và quyết định nhanh chóng, hợp thời, vì thế luôn luôn là phương châm bằng vàng của các nhà kinh doanh hay theo lối mua bán non này.

8.3.2.2.5. Kinh doanh theo lối bảo vệ

Nếu nhà kinh doanh X tiên đoán rằng lãi suất sẽ hạ và giá chứng khoán sẽ tăng, anh ta sẽđi vào con đường đầu cơ. Mua chứng khoán vào thật nhiều để hưởng lợi nhuận theo cơ chế đòn bẩy khi giá tăng. Ngược lại, nếu X cho rằng lãi suất sẽ tăng, giá sẽ hạ trong ngày mai trở đi, anh ta nhanh chóng áp dụng hoạt động bán non và vay mượn chứng khoán bán tiếp để kiếm lời.

Cả hai hoạt động này đều có may và rủi đi kèm. Và như đánh bạc, nếu anh ta may

Một phần của tài liệu Hoạt động của thị trường tài chính chứng khoán (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)