0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Chi phí và cơ hội làm phát

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN (Trang 45 -48 )

b) Trái phiếu kho

8.3.3.2. Chi phí và cơ hội làm phát

Mọi người hầu như không ai tiêu dùng hết số tiền thu nhập do mình làm ra vì những lý do: (1) phải phòng xa cho những rủi ro trong cuộc sống luôn luôn vây bọc xung quanh như thiên tai, bệnh tật, tai nạn, mất việc làm… và tiền để dành sẽ là có ích cho những lúc như vậy, (2) bên cạnh những cái rủi, cuộc sống vẫn thường đem đến những cơ hội tốt bất ngờđề tăng thêm thu nhập như tậu được một món hàng hóa, nhà cửa, xe cộ giá rẻ, hùn hạp được với một thương vụ an toàn và lãi nhiều… Do đó, nếu ta lỡ tiêu dùng hết sạch thu nhập của mình, sẽ không có điều kiện thu lời trước những cơ hội thuận lợi nói trên. Vì cả 2 lý do, thu nhập thường bao gồm 2 bộ phận: tiêu dùng (C) và tiết kiệm (S).

Y = C + S hay S = Y - C

Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập sau khi đã tiêu dùng. Hàng tháng, tiền lương trừ hết cho những khoản chi mua gạo, mắm, muối, đường, sữa, xăng chạy xe máy, quần áo, vải vóc, tiền điện, nước, điện thoại, đóng tiền học cho con và những trang bị hoặc sử dụng cần thiết khác, phần còn lại sẽ là tiền tiết kiệm. Phần này có thể âm, hoặc bằng không hoặc dương. Nó bằng không khi toàn bộ tiền lương được sử dụng vừa đủ cho tiêu dùng. Nó âm khi ta chi nhiều hơn mức thu nhập có được, và ngược lại là dương.

Tiền tiết kiệm là một khoản để dành. Ta đã nhịn chi tiêu vào hôm nay, tháng này, năm này để có nó. Nói cách khác, ta đã nhịn chi tiêu bây giờ để chuẩn bị, hoặc đề phòng cho những chi tiêu bất chợt vào một lúc nào đó ở tương lai của ta hoặc cho con, cháu ta.

Nhưng ta cũng hiểu rằng giữ tiền cũng có chi phí tốn kém của nó. Người ta gọi đây là chi phí cơ hội. Mặc dù, điều này thoạt nghe có vẻ hơi kỳ quặc, nhưng lại là một chân lý. Nếu trong khi mọi người đã và đang gửi tiền vào ngân hàng hoặc mua trái phiếu để hưởng lợi tức là 1% mỗi tháng cho tiền tiết kiệm của họ, thí dụ ông A gửi vào ngân hàng 5.000.000VND tiền để rồi mỗi tháng ông có thêm được khoản thu nhập (5.000.000VND x 1%) = 50.000VND, phí cơ hội của việc giữ 5.000.000VND trong tay cả tháng mà không gửi vào ngân hàng (hoặc mua trái phiếu) của một số người khác trong khi hoàn toàn có thể làm điều đó, sẽđúng bằng 50.000VND/tháng. Họ không có được số tiền lẻ ra họ có thể có từ việc gửi vào ngân hàng tài sản 5.000.000VND nói trên. Đó là chi phí của việc giữ tiền mặt.

Dĩ nhiên, việc giữ tiền mặt cũng có chút ít thuận lợi của nó cho nên, vẫn có nhiều người thích bọc tiền trong tay hơn. Đó là, có thể vào một giờ bất kỳ nào đó ta vô tình đi ngang

và nhận thấy rằng ở một cửa hàng nọ có bán một giàn máy nghe nhạc Sony cực rẻ. Ta phải vội vàng chạy về ngân hàng, rút tiền mặt, quay lại mua. Trong thời gian làm điều đó có thể cửa hàng nói trên đã bán mất món hàng ấy rồi. Trong trường hợp giữ tiền mặt ta chỉ việc cho tay vào túi, lấy ra 5.000.000VND và thế là ung dung bê giàn máy Sony trên về. Giữ tiền mặt đã giúp ta chộp lấy cơ hội tốt. Đó là lý do người ta gọi chi phí của việc giữ tiền là chi phí để có được cơ hội như thế.

Những người dân bình thường, không tin lắm vào điều may rủi, không nằm chờ sung rụng hoặc chờ cơ hội tốt như thếđến với họ, họ không muốn mất chi phí. Và thế là họ gửi tiền vào ngân hàng hoặc mua trái phiếu. Khi đã quyết định như thế, họ lại vướng một vài điều không mấy vui - và đôi khi chúng làm họ bãi bỏ ý định đầu tư - đó là vẫn có một vài nhân tố khác làm họ tốn chi phí ngay cả khi họ đã cho vay tiền tiết kiệm. Chúng ta đã biết rằng, lãi suất mà họ thu được từ việc cho vay (rn) trong thời gian n năm là:

(1 + rn)n = PPn

1 (8.5)

Công thức trên suy ra từ công thức (8.2). Không có gì là rối rắm, nó tương đương với: 1 + rn = 1 + π1 + rnn ≈ (1 + rn - πn) (8.6) Trong đó rn là lãi suất bình quân năm trong n năm, và πn là tỷ lệ lạm phát bình quân trong vòng n năm nói trên. Bây giờ nghiên cứu thí dụ này: nếu lãi suất của chứng khoán là 10% một năm hay 0,1, như vậy mỗi đơn vị 1000VND tiền mặt cho vay hôm nay sẽ tăng thành 1.100VND vào một năm sau. Nhưng giả định cùng trong năm đó, lạm phát là 0,07 (hay 7% một năm), lúc đó, tôi và bạn sẽ cần 1.070VND để mua một hàng hóa bất kỳ nào đó vào một năm sau, với giá hiện nay của nó chỉ là 1.000VND. Đó là hệ quả của vấn đề có tên gọi: Lạm phát. Như vậy, 1.000VND tiết kiệm đem mua trái phiếu vào hôm nay, một năm sau chỉ tạo ra thêm 30VND (hay 3%) chứ không phải 100VND (10%) như dự tính. Lạm phát đã làm cho việc tiết kiệm bằng cách cho vay cũng phải tốn chi phí. Chi phí đó đúng bằng tỷ lệ % của lạm phát nhân với lượng tiền tiết kiệm.

Chi phí lạm phát làm cho nhiều nhà đầu tư bớt hào hứng trong việc mua trái phiếu hoặc gửi tiền vào ngân hàng, vì tuy trong tương lai, lượng tiền được nhận lại có nhiều hơn lượng tiền bây giờ thật, nhưng một đơn vị tiền trong tương lai đã kém giá trị hơn so với đơn vị tiền ấy vào lúc này. Thông thường, khi một người dân quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng 1 năm hoặc mua cổ phiếu với thời hạn như thế, anh ta phải quan tâm đến vấn đề chi phí lạm phát, hay tỷ lệ lạm phát từ nay đến một năm sau. Nhưng vì lúc anh ta quyết định mua trái phiếu, tình hình lạm phát của năm tới chưa diễn ra, thế thì, căn cứ vào đâu để tính chi phí lạm phát mà quyết định mua hay không mua chứng khoán?

Fisher nghiên cứu thái độ trước khi quyết định mua chứng khoán của các nhà đầu tư rất nhiều năm, từđó ông ta đưa ra khái niệm về dựđoán lạm phát. Theo Fisher, cả người mua chứng khoán hay gửi tiền vào ngân hàng đều tự mình báo trước tình hình lạm phát và khả năng lợi tức thực sự có thể thu được. Theo họ:

(1 + rn) = (1 + r) x (1 + π) (8.7)

Với: rn: lãi suất danh nghĩa hiện nay (theo giá của trái phiếu) r: lãi suất thực dự báo.

π: tỷ lệ % lạm phát dự báo trong cùng thời gian

Như vậy, theo những dữ kiện của công thức trên, lãi suất thực sẽ là:

r = 1 + r1 + πn - 1 (8.8)

Thí dụ, nếu lãi suất cổ phiếu là 12% năm, lạm phát dự báo là 5% năm thì lãi suất mà họ sẽđược hưởng theo dự báo là:

Lợi tức thực sự chỉ còn lại khoảng 6,6 hay 6,7% năm, chứ không phải là 7% như chúng ta tính. Đó là lý do chúng ta ghi dấu gần bằng (≈) trong công thức 8.6. Điều quan trọng ở đây là, với lối dự đoán về lạm phát và chi phí lạm phát như thế, quyết định đầu tư vào chứng khoán của nhân dân phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm đã qua, và thông tin về những khả năng sắp đến của lạm phát. Nền kinh tếđã có quá khứ liên tục lạm phát ở mức cao, chủ nghĩa kinh nghiệm sẽ dạy cho người ta rằng lạm phát sẽ còn tiếp tục cao. Hệ quả là họ không thích đầu tư nữa mà chuyển tiền ra để tiêu dùng hay mua sắm hàng hóa ít mất giá. Thị trường tài chính - tiền tệ rất dễ trở nên nguội lạnh. Điều đó đã từng xảy ra ở Nhật Bản, Hoa Kỳ năm 1992 và Đức năm 1993. Mặc dù có thể tình hình diễn ra vào năm sau cho họ thấy là dựđoán đã sai. Điều tương tự là, những năm liên tục có mức giá cảổn định, lạm phát thấp với những triệu chứng sẽ tiếp tục thấp, dễ làm cho nhân dân tin rằng đầu tư bây giờ là có lợi vì lạm phát được dự báo sẽ không cao.

Đó là ảnh hưởng của thu nhập, chi phí cơ hội và lạm phát đến quyết định của các nhà đầu tư cuối cùng, những người mua hàng trên thị trường tài chính - tiền tệ. Biểu đồ 8.5 cho thấy về mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất danh nghĩa của trái phiếu dài hạn (10 năm) trên thị trường chứng khoán của 5 nước công nghiệp đứng đầu thế giới (Hoa Kỳ, Nhật, Đức, Pháp, Anh) từ năm 1982 đến hết quý I/1996. Dấu hiệu nổi bật mà chúng ta có thể nhận ra ngay qua biểu đồ là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu có xu hướng theo rất sát với những dao động của lạm phát. Điều đó có nghĩa là khi lạm phát tăng, nhiều bộ phận nhân dân từ bỏ ý định đầu tư và trái phiếu và phản ứng đó nhanh đến nỗi giá cả trái phiếu hạ làm cho lãi suất danh nghĩa của nó tăng theo ngay lạm phát. Đây cũng là một hình thức của cơ chế bánh cóc hay phản xạ tự động của thị trường chứng khoán. Điều ngược lại là khi lạm phát hạ, sự giảm đi của lạm phát làm tăng lãi suất thực được dựđoán của chứng khoán. Hệ quả là nhân dân có ý muốn đầu tư nhiều hơn vào chứng khoán. Đến lượt điều đó làm cho giá chứng khoán tăng, và cuối cùng là lãi suất danh nghĩa của nó giảm theo cùng chiều với cái giảm của lạm phát.

Biểu đồ 8.5: Lạm phát và chứng khoán danh nghĩa bình quân của trái phiếu dài hạn (10 năm) trên thị trường tài chính của 5 nước công nghiệp hàng đầu thế giới

(1982 - quý 1/1996)

Nguồn: Federal Reserve Bulletin from December 1982 to May 1996, P.A24-A26-A48-A50

83

Lạm phát

Lãi suất trái phiếu kho bạc dài hạn (10 năm)

82 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 14 10 6 4 2 0 8 12 96 % năm

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN (Trang 45 -48 )

×